Việc các cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển, kinh doanh (KD) thịt bẩn với số lượng lớn đã làm người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Đây là nỗi khiếp sợ cho người tiêu dùng khi biết rằng những miếng thịt bẩn kia sẽ trở nên “tươi ngon” khi chúng được các chủ hàng KD ngâm trong hóa chất độc hại. Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã mua được loại hóa chất “thần kỳ” đó và trực tiếp làm thực nghiệm với miếng thịt đã để thối rữa. Kết quả thực sự gây sốc...
![]() Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phân biệt thịt "bẩn" khi đã được tẩm hóa chất (ảnh nhỏ). |
Bột săm pết có thể... chết người!
![]() Thịt lợn vụn không nguồn gốc bày bán trên nền đất ở chợ Vồ. |
Ngày cao điểm xử lý hơn 4 tấn thịt lậu Ngày 6/3 là một “ngày cao điểm” của công tác ngăn chặn thịt lậu, thịt bẩn tuồn vào và “quá giang” qua TP.HCM. Cụ thể, tại Quốc lộ 1A, chỉ từ 3 - 10 giờ sáng, tổ liên ngành Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc kiểm tra và phát hiện 10 trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm bằng xe máy (8 chiếc), xe tải nhẹ, xe khách (2 chiếc). Tổng trọng lượng tang vật gồm 4.110kg sản phẩm động vật (thịt heo, phụ phẩm heo, phụ phẩm bò, thịt gà) và 46 con gà, vịt con. Tổ công tác lập hồ sơ vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ lô hàng không rõ nguồn gốc trên. Tuân Nguyễn |
![]() Nơi PV mua được bột làm “tươi thịt” trước mặt lực lượng quản lý chợ Đồng Xuân. |
Không thể không sợ
![]() |
![]() Sau 15 phút ngâm trong hóa chất, thịt tươi trở lại. |
Ý kiến chuyên gia và cơ quan chức năng Sẽ công bố kết quả xét nghiệm Sau khi mua được loại hóa chất biến thịt thối thành thịt tươi, phóng viên báo SK&ĐS đã cung cấp cho Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia để xét nghiệm và sẽ công bố kết quả xét nghiệm trong thời gian sớm nhất. Theo TS. Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia: “Phụ gia và các chất được sử dụng trong thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng theo danh mục số 3742/2001/QĐ-BYT. Tuy nhiên, hiện nay vì lợi nhuận nhiều người đã sử dụng các loại hóa chất, phụ gia không có trong danh mục, là những chất không được phép sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Riêng đối với trường hợp chất làm tươi thịt như báo SK&ĐS phản ánh, chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và khi có kết quả sẽ công bố chất đó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào”. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ sớm tiến hành kiểm tra, xử lý PV báo SK&ĐS trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Đắc Lộc - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội được biết: Chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm có 2 góc độ. Một là những chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế được phép sử dụng. Những trường hợp còn lại đều vi phạm về ATVSTP, khi bị phát hiện sẽ lập tức tiến hành tịch thu, tiêu hủy. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đắc Lộc, do chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên chúng vẫn tồn tại trên thị trường. Ông Lộc cũng đề nghị báo SK&ĐS cung cấp thứ bột làm tươi thịt như phản ánh về Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để sớm tiến hành kiểm tra, xử lý. Luật quy định vẫn còn chung chung Luật sư Nguyễn Đông Khánh - Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Quốc, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định: Tội vi phạm quy định về ATVSTP thì người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Mặc dù được quy định trong Bộ luật Hình sự nhưng chỉ khi xâm phạm đến tính mạng hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe người khác mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc quy định là “xâm phạm nghiêm trọng” quy định rất chung chung. Mặt khác, chủ thể của tội phạm là cá nhân nên trong trường hợp tổ chức vi phạm thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự người đứng đầu tổ chức hay một cá nhân khác thì chưa được quy định cụ thể và còn nhiều tranh cãi. Vì vậy, theo LS. Khánh, cần giải thích thế nào là “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng” và cơ quan nào sẽ trực tiếp thẩm định và xử lý cũng như kiến nghị các cơ quan tố tụng xử lý đối với hành vi “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng”. |
Văn Hậu - Anh Tuấn