Kính áp tròng đêm – Một trong những phương pháp hiệu quả quản lý tiến triển cận thị

16-05-2022 14:00 | Y tế
google news

Sau 2,5 năm dùng cặp kính áp tròng đêm (ORTHO – K) đầu tiên, gia đình đưa T. đến khám lại tại Bệnh viện HITEC - Cả nhà vui mừng khôn xiết với kết quả ngoạn mục: độ cận của con không tăng so với trước đó, thị lực không kính mỗi mắt đạt tối đa: 10/10.

Kính áp tròng đêm – Một trong những phương pháp hiệu quả quản lý tiến triển cận thị - Ảnh 1.

Tại BV Mắt HITEC bé T được hướng dẫn đeo kính áp tròng trước gương.


"Cửa số tâm hồn" của cô bé 8 tuổi cải thiện ngoạn mục nhờ sử dụng kính áp tròng đêm 

N.T.T sinh năm 2014 ở Thanh Xuân- Hà Nội có thói quen nhìn gần, dù tivi của nhà màn hình rất lớn nhưng T. vẫn thường tiến lại sát tivi khi xem, bố mẹ để ý kéo con ra ra nhưng chỉ chốc lát lại thấy con áp sát đến tivi.

Khi T. chuẩn bị vào lớp một, bố mẹ còn phát hiện con luôn nheo mắt để nhìn lên bảng, vì thế gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Mắt HITEC (51-53-55 Trần Nhân Tông, Hà Nội) để khám, các bác sĩ cho biết cả 2 mắt của T. bị cận thị nặng bẩm sinh. Bố mẹ của T. đã rất hốt hoảng khi nghe ThS.BS Nguyễn Thị Minh Ngọc – Chuyên gia khúc xạ, Bệnh viện Mắt HITEC thông báo kết quả khám và thử kính cho con thị lực chỉ đạt rất thấp (MT 5/10; MP 6/10)

Tại Bệnh viện Mắt HITEC, T. được thăm khám rất kỹ theo quy trình khám khúc xạ chuyên sâu: tra thuốc liệt điều tiết đo khúc xạ chủ quan, khách quan, soi bóng đồng tử, chụp bản đồ giác mạc, chụp đáy mắt mầu… Qua đó, bác sĩ ghi nhận đáy mắt của T. có dấu hiệu tổn thương thoái hóa hắc võng mạc do cận thị. "Đây là trường hợp trẻ bị cận thị bẩm sinh nặng khi mới 6 tuổi, nguy cơ tăng độ cận và có thể sẽ có những biến chứng khá nặng nề trong tương lai nếu không được phát hiện sớm và được quản lý chặt chẽ bằng các giải pháp chuyên môn tích cực và phù hợp" - BS Nguyễn Thị Minh Ngọc đã giải thích và tư vấn cho bố mẹ bé T. về chỉ định dùng kính áp tròng đêm với mục đích vừa hỗ trợ trẻ có thị lực tốt nhất đáp ứng nhu cầu thị giác để học tập và sinh hoạt trong những năm đầu đời mà không phụ thuộc vào kính gọng vừa quản lý nhằm hạn chế tăng độ cận cho mắt.

Bé T. bắt đầu dùng kính áp tròng đêm (ORTHO - K) từ tháng 12/2019. Niềm vui nhân lên khi sau một đêm đeo kính, mỗi sáng tháo kính, T. đều đạt thị lực không kính MP 20/20 MT: 20/20 (tương đương với 10/10), Vì vậy đi học cả ngày, T. không phải đeo kính và có thể tự do vui chơi với nhiều hoạt động thể chất sau mỗi giờ học trên sân trường cùng bạn bè. T. trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và tự tin hơn rất nhiều. Từ chỗ còn lo lắng, hồi hộp, bố mẹ T. đã yên tâm hoàn toàn bởi T. đã tự tay đeo và tháo kính "nhoáy nhoáy" mà không cần ai hỗ trợ. Giờ đây anh chị chỉ cần để ý theo dõi sát việc đeo kính, tháo kính, vệ sinh kính cho T. theo hướng dẫn của bác sỹ.

Tháng 4/2022, sau 2,5 năm dùng cặp kính áp tròng đêm lần đầu tiên, gia đình đưa T. đến khám lại tại Bệnh viện HITEC. Cả nhà vui mừng khôn xiết với kết quả ngoạn mục: độ cận của con không tăng so với trước đó, thị lực không kính mỗi mắt đạt tối đa 10/10. Bác sỹ cho T. đổi cặp kính mới sau 2.5 năm sử dụng theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. "Đây là một trong nhiều case lâm sàng có chỉ định dùng ORTHO - K được theo dõi và quản lý tại Bệnh viện HITEC đạt kết quả tốt"– ThS.BS Minh Ngọc cho biết.

ThS.BS Minh Ngọc chia sẻ: "Kết quả này giúp chúng tôi có thêm những bằng chứng tin cậy về một giải pháp khoa học và hiệu quả giúp trẻ có tật khúc xạ được quản lý tốt, tránh được những biến chứng nặng nề có thể gây khiếm thị và mù lòa, giảm được đáng kể gánh nặng cho gia đình và xã hội".

ORTHO - K được coi là một trong những phương pháp hiệu quả hạn chế tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ. ORTHO - K là một loại kính tiếp xúc cứng đeo vào ban đêm, giúp điều chỉnh bán kính cong của giác mạc khi ngủ. Chỉ cần đeo kính khi ngủ 6-8h liên tục, sáng dậy thị lực sẽ được cải thiện mà không cần phải đeo kính suốt cả ngày với những ưu điểm nổi bật:

- Cải thiện thị lực đáng kể chỉ trong thời gian ngắn

- Quản lý và giảm tiến triển tật khúc xạ (cận, loạn, viễn). Đặc biệt thích hợp với trẻ được chẩn đoán cận thị nặng, cận thị tiến triển.

- Phù hợp với người làm công việc đòi hỏi không mang kính gọng, người chơi thể thao và trẻ không muốn, hoặc không thể đeo kính do chênh lệch khúc xạ hoặc những lý do chuyên môn khác.

- Lựa chọn tối ưu cho người có tật khúc xạ, muốn tháo kính, muốn làm những nghề nghiệp đặc thù không thể đeo kính mà không muốn phẫu thuật.

Dễ đeo và tháo kính, không gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày

Tuy nhiên, để chẩn đoán và có chỉ định đúng để dùng ORTHO - K an toàn và hiệu quả người bệnh cần được trải qua một quy trình khám khúc xạ chuyên sâu bởi bác sỹ nhãn khoa có kinh nghiệm. Người bệnh dùng ORTHO - K cũng cần được theo dõi định kỳ và tuân thủ những hướng dẫn nghiêm ngặt của bác sỹ.

Tật khúc xạ nặng và những nguy cơ mù loà

Kính áp tròng đêm – Một trong những phương pháp hiệu quả quản lý tiến triển cận thị - Ảnh 2.

Bác sĩ BV Mắt HITEC đang thăm khám cho người bệnh

Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới.

Cận thị học đường không chỉ làm giảm thị lực mà còn ảnh hưởng sự phát triển thế chất, tinh thần của trẻ cũng như sự phát triển hoàn thiện thị giác hai mắt, đến khả năng nhận biết không gian, khả năng phối hợp tay – mắt và các động tác tinh tế, nhanh nhạy, năng động gây ra nhiều hạn chế trong sinh hoạt, học tập và giao tiếp khám phá thế giới xung quanh của trẻ.

Các chuyên gia phân loại độ cận như sau: cận thị nhẹ: dưới 3,00D; cận thị trung bình từ: 3,00D – 5,00D; cận thị nặng: trên 5,00D

Đánh giá mức độ tiến triển của cận thị dựa vào độ cận tăng theo năm như sau: Tăng nhẹ: dưới 0,50D/năm; Trung bình: từ 0,50D – 1,00D/năm; Nhanh: từ 1, 25D – 2,00D/năm; Rất nhanh: trên 2,00D/năm

Cận thị nặng, tăng độ nhanh (cận thị tiến triển) có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến khiếm thị và mù lòa do thoái hóa võng mạc – hoàng điểm, Bong võng mạc, Đục thuỷ tinh thể, Glocom …

Khuyến cáo từ chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Mắt HITEC

Kính áp tròng đêm – Một trong những phương pháp hiệu quả quản lý tiến triển cận thị - Ảnh 3.

Bệnh nhân đến khám tại BV Mắt HITEC

Theo các chuyên gia nhãn khoa, gia tăng cận thị không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và gia đình mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội, tuy nhiên HITEC có thể cùng các vị phụ huynh và học sinh chung tay quản lý để làm chậm sự tiến triển cũng như phòng các biến chứng do cận thị nặng gây ra. 

Mỗi người và phụ huynh học sinh hãy chủ động quản lý tật khúc xạ cho con bằng cách:

- Xem ti vi, đọc sách, viết bài, tương tác với màn hình máy tính, điện thoại đúng tư thế, đúng cự ly, đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn vàng…

- Khám và cắt kính tại các cơ sở y tế tin cậy, không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

- Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện, quản lý tật khúc xạ nhằm hạn chế thấp nhất sự tiến triển và những biến chứng do cận thị nặng gây ra.

- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá… giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh về mắt.

Chuyên gia HITEC khuyến cáo: trẻ cận thị nặng và tiến triển nhanh cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kì 3- 6 tháng 1 lần  để được chỉnh kính tối ưu và tư vấn các phương pháp quản lý tiến triển cận thị phù hợp, hiệu quả, khoa học, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho mắt dẫn đến mù lòa.

Từ ngày 18/5/2022, Bệnh viện Mắt HITEC: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khai trương phòng khám và quản lý tật khúc xạ.

Đến phòng khám khúc xạ HITEC, bệnh nhân được tiếp cận với quy trình khám khúc xạ chuyên sâu với các phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp chỉnh kính tối ưu đồng thời được tư vấn xây dựng chiến lược quản lý tật khúc xạ phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế cận thị tiến triển cũng như giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do cận thị nặng gây ra.



Phạm Hoàng
Ý kiến của bạn