Kiên quyết thanh lọc những "con sâu"

23-10-2009 4:26 PM | Thời sự

Qua xem xét các báo cáo và giám sát trực tiếp mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) nhận định nạn tham nhũng diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tham nhũng không chỉ xảy ra phổ biến ở những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, như: đất đai, đầu tư xây dựng, chương trình - dự án trọng điểm

Qua xem xét các báo cáo và giám sát trực tiếp mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) nhận định nạn tham nhũng diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tham nhũng không chỉ xảy ra phổ biến ở những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, như: đất đai, đầu tư xây dựng, chương trình - dự án trọng điểm, hoạt động ngân hàng, chi tiêu ngân sách, khai thác tài nguyên, cổ phần hóa doanh nghiệp... mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác, như: giáo dục, hoạt động nhân đạo… Đặc biệt, hiện tượng "nhũng nhiễu vì vụ lợi" xảy ra ở một số cán bộ công chức (CBCC) công tác trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tiền, tài sản, quyền quyết định công việc của người dân và doanh nghiệp đã gây bức xúc, bất bình trong xã hội. "Tham nhũng đã gây tổn hại rất lớn về tiền và tài sản của Nhà nước" - Ủy ban Thường vụ QH đánh giá. Trong 2 năm 2007-2008, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán 233 cuộc, phát hiện các khoản phải nộp, hoàn trả ngân sách 10.876 tỉ đồng. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước cho thấy, đông đảo cử tri rất quan tâm đến các giải pháp phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ trong công tác này, song nhân dân cũng thẳng thắn kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cần ban hành các quy định chặt chẽ và có tính minh bạch cao đối với một số lĩnh vực như đầu tư, xây dựng cơ bản, quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu, chi tiêu ngân sách, thuế... để phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết hơn nữa trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng; có chính sách bảo vệ, khen thưởng thích đáng, kịp thời đối với những công dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng.

Năm 2010, Chính phủ đã thể hiện sự kiên quyết trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các giải pháp phòng ngừa, tăng cường tính công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của nhân dân và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng chống tham nhũng. Nâng cao năng lực phát hiện và kiên quyết xử lý đúng pháp luật các hành vi tham nhũng; khẩn trương điều tra, xét xử những vụ việc gây bức xúc trong nhân dân. Nhân dân chờ đợi và hy vọng những giải pháp trên của Chính phủ sẽ được thực hiện một cách kiên quyết, thanh lọc trong hàng ngũ của Đảng những "con sâu" đang “làm rầu nồi canh”.

Hạ Hiền


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH