Hà Nội

Kiểm soát dịch trong trường học mỗi nơi một kiểu

18-02-2022 12:31 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống cũng như phản ánh của phụ huynh tại nhiều trường học ở Hà Nội, khâu kiểm soát dịch trong trường học chưa có sự thống nhất.

Học sinh "on - off" liên tục, các trường phải làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?Học sinh 'on - off' liên tục, các trường phải làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

SKĐS - Thực tế sau gần 2 tuần triển khai cho học sinh lớp 7 đến lớp 12 và 4 ngày cho học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành Hà Nội đến trường học trực tiếp, nhiều trường lớp tại Hà Nội đã phải quyết định cho học sinh chuyển sang học online với lý do số ca mắc COVID-19 trong trường học tăng vọt.

Đánh giá chung về tình hình triển khai cho học sinh học tập trực tiếp, Bộ GD&ĐT cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỉ lệ giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19 tăng mạnh. Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0.

Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây dư luận bức xúc. Đặc biệt, khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.

Kiểm soát dịch trong trường học mỗi nơi một kiểu - Ảnh 2.

Bộ GD&ĐT cho biết, một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1.

Theo ghi nhận của PV và theo phản ánh của phụ huynh tại nhiều trường học tại Hà Nội, khâu kiểm soát dịch trong trường học của mỗi trường chưa có sự thống nhất.

Khi học sinh đến trường được đo thân nhiệt, sát khuẩn ngay tại cổng trường nhưng ở một số trường học sinh vào lớp giáo viên mới đo thân nhiệt. Có trường học sinh trong lớp tự đo thân nhiệt cho nhau; Cùng là F1 nhưng mỗi trường lại có cách xử trí khác nhau khiến phụ huynh khá hoang mang; Hoặc có trường, nhà trường yêu cầu phải test nhanh; có lớp Ban phụ huynh lớp trích tiền mua test nhanh và phát về cho phụ huynh test cho con 2 tuần/ lần…

Phải xây dựng kịch bản theo hướng dẫn phòng, chống dịch

Liên quan đến việc kiểm soát dịch trong nhà trường khi học sinh học trực tiếp, ông Hoàng Hữu Trung - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, mỗi trường học đều xây dựng kịch bản đón học sinh trở lại trường trên cơ sở hướng dẫn liên ngành của Sở GD&ĐT, Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh quay trở lại trường học trong điều kiện bình thường mới.

Theo đó, quy định cụ thể với những việc cần làm đối với nhà trường, giáo viên. Cụ thể: Nhà trường sẽ bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường. Quy định hướng dẫn nhân viên bảo vệ, giáo viên, học sinh nhà trường thực hiện các nội dung theo danh mục cần làm đã được quy định...

Để bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh khi trở lại trường học, UBND TP Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thành lập tổ công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường học trên địa bàn, tổ công tác do lãnh đạo xã, phường, thị trấn làm tổ trưởng.

Đồng thời, phê duyệt kế hoạch cho học sinh quay trở lại trường học trực tiếp và kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong nhà trường. Xây dựng các phương án bảo đảm bố trí đủ cán bộ y tế học đường tại các trường học.

Mặt khác, khuyến khích các trường học thành lập nhóm gia đình tự quản các em học sinh (từ 3-5 học sinh/nhóm) để phối hợp với nhà trường, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh khi trở lại học trực tiếp và tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học.

Kiểm soát dịch trong trường học mỗi nơi một kiểu - Ảnh 4.

Thực hiện test nhanh COVID-19 cho học sinh.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giám sát học sinh thực hiện các quy định phòng, chống dịch, quy tắc "5K" và phương châm "một cung đường, hai điểm đến";

Kịp thời thông báo với cơ quan y tế trên địa bàn khi học sinh có những biểu hiện nghi nhiễm COVID-19; làm tốt công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý cho phụ huynh, các học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường khi có trường hợp mắc COVID-19.

Tránh "mạnh ai nấy làm"

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học hôm qua 17/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn... đồng thời tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm". Các phương án phòng, chống dịch trong nhà trường cần hết sức chi tiết, liên tục cập nhật, tập huấn, hướng dẫn, truyền thông xuyên suốt.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị… Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khỏe trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…

Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức, kiện toàn các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một phần của chương trình cải cách giáo dục toàn diện chứ không chỉ trong thời gian dịch bệnh.

Các bước xử lý khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường họcCác bước xử lý khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học

SKĐS - Khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học thì xử lý như thế nào?


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn