Kiểm soát cận thị là làm giảm độ cận đúng không?

31-12-2022 08:00 | Y học 360
google news

Kiểm soát cận thị là phương pháp giúp làm chậm quá trình tăng độ của người cận thị. Nhiều người không hiểu rõ về kiểm soát cận thị và nghĩ rằng thực hiện kiểm soát độ cận có thể giảm độ cận. Hãy cùng Bệnh viện mắt Hà Nội 2 tìm hiểu qua bài viết sau.

photo-1672404393109

Kiểm soát cận thị có làm giảm độ cận không?

Nhiều người lầm tưởng rằng kiểm soát cận thị thì có thể giảm độ cận. Điều này không hoàn toàn sai nhưng chỉ là thiểu số. Trên thực tế nếu bạn mới bị cận và bị cận ở mức độ nhẹ, nguyên nhân cận thị là do chế độ sinh hoạt thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt cùng với những hoạt động chỉ định từ bác sĩ thì việc cải thiện độ cận là rất khả thi.

Tuy vậy nhưng việc người cận thị thực hiện kiểm soát cận thị giảm độ cận chưa được chứng minh. Trên cả lý thuyết và thực tế, kiểm soat cận thị có vai trò làm chậm quá trình tăng độ (thay vì mỗi năm tăng 1 độ thì nếu áp dụng thì mỗi năm tăng chỉ 0.25 độ, nếu đáp ứng tốt có thể không tăng nữa), không có tác dụng giảm độ cận.

photo-1672404395559

Theo các nghiên cứu trên thế giới, hiện nay các phương pháp kiểm soát cận thị được chia thành 2 nhóm:

Phương pháp quang học

Kính hai tròng, kính đa tiêu cự, kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự và kính tiếp xúc cứng Ortho-K. Các phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, dù tất cả đều có tác dụng trong quá trình kiểm soát cận thị. Trong đó, phương pháp Ortho-K là phương pháp tiên tiến nhất và được áp dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, hiệu quả kiểm soát cận thị lên tới 60% và đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Ortho-K là thấu kính chỉ cần đeo vào buổi đêm khi đi ngủ (trung bình 6 – 8 giờ mỗi đêm), trẻ sẽ có được tầm nhìn rõ nét vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng. Kính áp tròng Ortho-K không có công dụng điều trị tật khúc xạ hay làm giảm độ cận thị như những lời quảng cáo trên mạng xã hội. Sản phẩm này chỉ có công dụng kiểm soát cận thị tiến triển, cho hiệu quả cao và giúp làm chậm quá trình tăng độ cận từ 50 - 90%, nếu ngừng sử dụng thì mắt sẽ trở lại trạng thái cận như cũ.

Phương pháp dùng thuốc

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa Atropine nồng độ thấp (0.01%, 0.025%, 0.05%). Thực tế nghiên cứu và điều trị cho thấy độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% so với tăng tự nhiên sau 2 năm điều trị, 100% trẻ trong nghiên cứu ghi nhận tác dụng.

Atropine nồng độ thấp (nồng độ <0.1%) ngày nay đang là ưu thế trong sử dụng điều trị. Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân cũng như bệnh sử và các yếu tố nguy cơ cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn một chiến lược điều trị và kê đơn cho sử dụng nồng độ Atropine nhỏ mắt phù hợp. Độ tuổi khuyến cáo sử dụng thuốc hiệu quả là từ 6 tuổi trở lên có độ cận tăng ít nhất -0.5 Diop trong vòng 6 tháng trước đó. Trẻ 5 tuổi đang được nghiên cứu và sẽ có báo cáo mới nhất vào hội nghị ngành nhãn khoa châu Á năm 2021. Trẻ dưới 5 tuổi hiện chưa có nghiên cứu.

Tầm quan trọng của kiểm soát cận thị

Việc kiểm soát tiến triển cận thị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển cho đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Trong nhiều trường hợp nếu độ cận của vẫn có nguy cơ tiến triển, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kiểm soát cận thị đến lứa tuổi trưởng thành (18 tuổi).

Để được kiểm soát cận thị một cách tốt nhất, mọi người nên đi khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Sử dụng các thực phẩm giàu sinh dưỡng tốt cho mắt. Tăng cường các hoạt động ngoài trời, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài. Tìm hiểu, nhận lời khuyên từ chuyên gia để có thể tập luyện các bài tập về mắt để nâng cao sức khoẻ cho đôi mắt của mình.

photo-1672404396889


PV
Ý kiến của bạn