Kiểm định khí thải xe máy thế nào để đạt hiệu quả kiểm soát ô nhiễm?

10-07-2023 10:57 | Xã hội
google news

SKĐS - Về mặt kỹ thuật, việc kiểm soát khí thải với xe máy không khó, chỉ cần trang bị một máy đo khí thải và phần mềm kết nối dữ liệu để tổng hợp.

Khí thải diesel - Thủ phạm gây bệnh ung thư Khí thải diesel - Thủ phạm gây bệnh ung thư

Trung tâm Nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy khí thải động cơ dùng dầu diesel là thủ phạm làm gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư ở người.

Kiểm định khí thải xe máy để hạn chế ô nhiễm không khí

Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật, Bộ GTVT đang tiếp tục lấy ý kiến của các bộ, ngành về dự án Luật Đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Điểm đáng chú ý của dự luật là việc cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung quy định mô tô, xe máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo quy định.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện mới có quy định về kiểm soát nguồn khí thải đối với ô tô và xe máy mới, trong khi đó chưa áp dụng cho xe máy đang sử dụng. Điều này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến môi trường sống ngày càng bị ảnh hưởng.

Kiểm định khí thải xe máy thế nào để đạt hiệu quả kiểm soát ô nhiễm? - Ảnh 2.

Kiểm soát khí thải xe máy là bước đầu tiên hạn chế ô nhiễm không khí đang ngày càng gia tăng.

Để tạo tính đồng bộ và thống nhất trong kiểm soát khí thải phương tiện tham gia giao thông, cơ quan soạn thảo đề xuất quy định xe máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng quy định.

Theo Bộ GTVT, quy định trên khiến chủ xe phải bỏ chi phí bảo dưỡng định kỳ cho xe. Tuy nhiên, chi phí này sẽ được bù đắp được bằng việc giảm chi phí sửa chữa xe cho những hư hỏng phát sinh do thiếu sự kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, tăng hiệu quả khai thác xe, giảm chi phí nhiên liệu. Xe cũng được tăng tuổi thọ, giảm chi phí đầu tư cho việc mua sắm xe mới.

Theo tính toán của dự án Nnghiên cứu thực trạng phát thải của xe máy đang lưu hành hướng tới kiểm soát khí thải, góp phần cải thiện môi trường không khí", người sử dụng xe thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất có thể kiểm soát tốt lượng khí thải, giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe 7%. Tỉ lệ này tương đương với lượng nhiên liệu tiết kiệm được là 170.632 đồng mỗi năm (tính theo giá xăng tháng 11-2018).

Trong khi chỉ mất chi phí khoảng 110.000 đồng mỗi xe để bảo dưỡng và thay thế phụ tùng cho phần khí thải (lọc gió…). Đây cũng là chi phí bảo dưỡng đương nhiên để đảm bảo hiệu quả khai thác và độ bền của xe trong quá trình sử dụng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học - kỹ thuật - môi trường (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh),  đa phần những chất do động cơ thải ra là những chất gây ô nhiễm. Tại TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã báo động về tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzene, nitơ oxit,… Nồng độ bụi đặc trưng PM10 có nơi đạt tới 80 microgam /m3 trong khi nồng độ cho phép nhỏ hơn con số này nhiều lần. Nồng độ SO2 lên đến 30 microgam/m3, nồng độ benzene có nơi đạt 35-40 microgam/m3. 

Hàng năm,  các phương tiện giao thông đã thải ra 6 triệu tấn CO2, 61.000 tấn CO, 35.000 tấn NO2, 12.000 tấn SO2 và hơn 22.000 nghìn tấn CmHn. Nồng độ các chất có hại trong không khí ở các đô thị lớn vượt quá mức cho phép nhiều lần, riêng SO2 cao gấp 2-3 lần. NO2, NO­3... là một chất có mùi khét khó chịu màu nâu. Nó đi vào cơ thể qua đường hô hấp, vào phổi, cùng với hơi nước tạo HNO3 làm sưng, viêm phổi và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan hô hấp, nạn nhân sẽ bị mất ngủ, ho, khó thở,… Ngoài ra nó còn cùng với CH gây kích thích giác mạc, gây hiện tượng mù quang hóa.

Ngoài những tác hại trên, khói xả từ động cơ còn gây ra những tác hại khác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu, ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến phổi, mà còn làm suy yếu chức năng tim và mạch máu, từ đó tăng nguy cơ đau tim và tử vong.

Kiểm soát khí thải để mạnh dạn loại bỏ xe cũ nát

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xe mô tô, xe gắn máy tiêu thụ khoảng 56% lượng xăng nhưng thải ra tới 94% lượng hydrocarbure, 87% lượng cacbon monoxit, 57% lượng oxit nito trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới.

PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đồng Giám đốc Dự án Đo lường chất lượng không khí, nhận định xe máy là nguồn phát thải chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở TP Hồ Chí Minh. Theo dữ liệu khảo sát của ông Bằng và đồng nghiệp, ô nhiễm không khí từ lượng phương tiện giao thông quá nhiều. Phần lớn bụi mịn PM2.5 ở TP Hồ Chí Minh đến từ xe máy, chiếm 79,9% trong số các loại khí gây hại trong không khí.

Giải pháp theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng là phải kiểm soát chặt chẽ khí thải xe máy. Những xe hiện hành cần được kiểm soát khí thải bằng cách kiểm tra mức độ thải, loại bỏ xe máy cũ không đạt chuẩn, giống như đã làm khi đăng kiểm ôtô, hoặc yêu cầu người dân duy tu, bảo dưỡng.

Về mặt kỹ thuật, việc kiểm soát khí thải với xe máy không khó, chỉ cần trang bị một máy đo khí thải và phần mềm kết nối dữ liệu để tổng hợp. Nếu được chuẩn bị tốt thì mỗi xe máy thường chỉ mất từ 3 - 5 phút để hoàn tất việc kiểm tra. Nhưng, triển khai việc kiểm soát khí thải cần có lộ trình rõ ràng, thống nhất của các bên liên quan. Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò xây dựng hành lang pháp lý, ban hành chính sách hỗ trợ, thực hiện việc kiểm soát. 

Nhà sản xuất lên phương án hỗ trợ để người dân có thể bán xe cũ, đổi xe mới, sau đó họ xử lý theo quy định về sản phẩm thải bỏ. Với người dân, cần nâng cao nhận thức về bảo hành, bảo dưỡng, bởi xe có tốt, có mới mà không bảo dưỡng đúng cách thì sẽ giảm chất lượng. Điều quan trọng nữa là người dân cần đồng thuận khi Nhà nước có chính sách kiểm soát khí thải.

Năm 2010, Đề án kiểm soát khí thải đối với xe máy được phê duyệt, Chính phủ giao Bộ GTVT xây dựng lộ trình cụ thể để áp dụng. Cụ thể, từ năm 2010 - 2013 thì bắt đầu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và phấn đấu đạt 20% số xe máy ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham gia kiểm định khí thải định kỳ. Đồng thời, phải hoàn thiện mạng lưới cơ sở kiểm định khí thải xe máy với ít nhất 100 cơ sở ở Hà Nội và 150 cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu giai đoạn 2013 - 2015 là kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải từ 80 - 90% lượng xe tại 2 thành phố lớn này. Bên cạnh đó, phải mở rộng mạng lưới cơ sở kiểm định để 60% số xe ở các thành phố loại 1 và 2 đạt tiêu chuẩn khí thải.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe gắn máy không thực hiện kiểm định, xe không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải. Tuy vậy, kể từ khi Đề án được phê duyệt đến nay, việc thực hiện vẫn khá ì ạch.

Nóng: Lại đề xuất phạt xe máy không kiểm tra khí thảiNóng: Lại đề xuất phạt xe máy không kiểm tra khí thải

Từ năm 2018, dự kiến chi phí kiểm tra khí thải đối với xe máy mỗi người dân phải chi trả là 60.000 đồng/xe/năm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những Món Ăn Đại Kỵ Không Nên Kết Hợp Với Nhau | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn