Báo cáo điều tra và phân tích tiến hành trên 112.000 bệnh nhân cho thấy 22% các ca cấy ghép máy phá rung tim nhằm ngăn chặn cơn đột quỵ cho những người suy tim nặng là không cần thiết hoặc không theo đúng quy chuẩn chỉ định.
Các nhà khoa học khuyến cáo những người mới mắc bệnh tim hoặc mới trải qua phẫu thuật có tim nhân tạo không nên đặt máy phá rung.
TS. Sana Al-Khatib cho biết chi phí cấy ghép lên đến 35.000 đô-la trong khi chưa hẳn đã có tác dụng đối với những bệnh nhân này.
Hội chẩn chuyên khoa đóng vai trò quan trọng trong các ca cấy ghép máy chống rung. Kết quả báo cáo cho biết 20,8% các bác sĩ chuyên khoa tim không tuân theo chỉ định khi phẫu thuật cấy ghép máy phá rung. Tỷ lệ này ở các bác sĩ không chuyên sâu khoa tim là 24,8%, chuyên khoa giải phẫu ngực là 36,1% và các chuyên khoa khác là 24,9%.
Máy phá rung tim (tên khoa học là ICD) được cấy dưới cơ ngực bệnh nhân, sẽ phát ra dòng điện tự đánh sốc, có tác dụng khử loạn nhịp tim, tạo nhịp tim hoặc phát nhịp kích thích cho tim hoạt động.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Duke, Mỹ mới đây công bố các bệnh nhân suy tim không nên lạm dụng việc cấy ghép máy phá rung tim.
Hà Khánh
(Theo Medicalnewstoday 1/2011)