Hà Nội

Khuyến cáo của Viện Ung thư quốc gia Mỹ về phơi nhiễm amiăng

12-10-2014 14:29 | Đời sống
google news

SKĐS - Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) vừa cập nhật, giải đáp một số thắc mắc về phơi nhiễm amiăng và nguy cơ ung thư cũng như cách phòng tránh

Amiăng là vật liệu rất phổ biến, kể cả trong công nghiệp lẫn trong đời sống dân sinh. Không ai phủ nhận lợi ích của nó song mặt trái thật đáng ngại, làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư cho con người. Liên quan đến nhóm vật liệu nói trên, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) vừa cập nhật, giải đáp một số thắc mắc về phơi nhiễm amiăng và nguy cơ ung thư cũng như cách phòng tránh.

Amiăng là gì?

Amiăng (asbestos) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm khoáng chất tự nhiên có trong môi trường dưới dạng sợi, được chia nhỏ hơn thành dạng tơ mỏng manh nhưng có độ bền cao. Các sợi này có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa và các hóa chất tốt nhưng lại không dẫn điện. Về mặt hóa học, amiăng là tên gọi chung của nhóm sợi khoáng silicat, có chứa các nguyên tử silicon và oxy trong cấu trúc phân tử. Thuật ngữ asbestos được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa “không thể bị phá hủy”. Amiăng bao gồm 6 loại, chia thành 2 nhóm chính: nhóm serpentin và nhóm amphibol, trong đó amiăng trắng (chrysotil) thuộc nhóm serpentin và 5 loại còn lại thuộc nhóm amphibo.

Đến nay có trên 3.000 loại sản phẩm có chứa sợi amiăng được tạo ra và sử dụng

Đến nay có trên 3.000 loại sản phẩm có chứa sợi amiăng được tạo ra và sử dụng

Amiăng đã được khai thác và sử dụng thương mại từ cách đây hơn 2.000 năm, phổ biến từ cuối thế kỷ 19, như dùng trong chế tạo máy hơi nước, và được ứng dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhất là dùng cho ngành chế tạo tàu thủy và vũ khí, khí tài. Đến nay có trên 3.000 loại sản phẩm có chứa sợi amiăng được tạo ra và sử dụng trong các ngành công nghiệp, hàng hải, xây dựng, chế tạo xe hơi, đồ gia dụng, máy sấy tóc, cách nhiệt, tấm lợp, chống cháy, hấp thụ âm thanh, trang trí nội thất, sơn, chất kết dính và nhựa...

Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với amiăng?

Khi tiếp xúc với amiăng hay sản phẩm có chứa amiăng, nhất là sợi amiăng có trong không khí sẽ đi vào cơ thể qua đường miệng, bị mắc kẹt trong phổi và lưu lại trong phổi một thời gian dài. Theo thời gian, những sợi này có thể tích lũy và gây ra sẹo và phát sinh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hô hấp và gây suy giảm sức khỏe.

Theo của Bộ Y tế Mỹ, Cơ quan môi trường (EPA), và Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư thì amiăng được phân loại là chất gây ung thư, nếu phơi nhiễm, tiếp xúc amiăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và u trung biểu mô (đây là dạng ung thư hiếm gặp ở các màng mỏng lót ngực và bụng). Tuy hiếm gặp nhưng, u trung biểu mô là hình thức phổ biến nhất của nhóm bệnh ung thư liên quan đến tiếp xúc amiăng. Ngoài ung thư phổi và u trung biểu mô, một số nghiên cứu cũng đã phát hiện thấy mối liên quan giữa tiếp xúc với amiăng và đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng, cũng như nguy bị ung thư cổ họng, thận, thực quản, và túi mật.

Tiếp xúc với amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi - atbet (asbestosis-tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến phổi, gây khó thở, ho, và tổn thương phổi vĩnh viễn), ung thư phổi ác tính, rối loạn màng phổi, làm dày màng phổi, tràn dịch màng phổi lành tính (tích tụ bất thường chất lỏng giữa các lớp mô mỏng lót phổi và các vách ngăn khoang ngực). Mặc dù màng phổi không phải là tiền thân của ung thư, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy những người bị bệnh màng phổi do tiếp xúc amiăng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao.

Ai có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến amiăng?

Amiăng có mặt trong không khí, nước và đất, nếu tiếp xúc với amiăng đều có thể bị ảnh hưởng. Những người bị bệnh từ amiăng thường là nhóm người tiếp xúc thường xuyên, nhất là nhóm người mà công việc hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu có chứa amiăng. Ví dụ, công nhân đóng tàu, khai thác và nghiền amiăng, sản xuất hàng dệt amiăng và các sản phẩm khác có chứa amiăng, vật liệu cách điện trong các ngành xây dựng. Công nhân phá dỡ thạch cao, người lao động xử lý amiăng, nhân viên cứu hỏa, và nhóm người tiếp xúc với sợi amiăng. Có một số bằng chứng cho thấy, những người tiếp xúc nhiều với amiăng có nguy nguy cơ bị u trung biểu mô cao. Cũng có trường hợp mắc bệnh u trung biểu mô được tìm thấy ở nhóm không tiếp xúc amiăng nghề nghiệp nhưng lại sống gần mỏ amiăng.

Công nhân Mỹ được trang bị trang phục, thiết bị bảo hộ thích hợp và đầy đủ khi tiếp xúc với amiăng

Công nhân Mỹ được trang bị trang phục, thiết bị bảo hộ thích hợp và đầy đủ khi tiếp xúc với amiăng

Bệnh liên quan đến amiăng được phát hiện thế nào?

Những người đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ đã tiếp xúc) amiăng trong công việc, qua môi trường, hoặc kể cả dùng vật liệu xây dựng trong gia đình nên thông báo cho bác sĩ về lịch sử tiếp xúc cho dù có hoặc không có các triệu chứng. Các triệu chứng của nhóm bệnh liên quan đến amiăng rất đa dạng, cần đi khám nếu có các triệu chứng sau: khó thở, thở khò khè, hoặc khàn giọng; ho dai dẳng tăng dần theo thời gian; có máu trong đờm (chất lỏng) ho ra từ phổi; đau thắt ngực; khó nuốt; sưng cổ hoặc mặt, mất cảm giác ngon miệng; giảm cân; mệt mỏi hoặc thiếu máu.

Cần kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm chụp X-quangxét nghiệm chức năng phổi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chụp X-quang không thể phát hiện sợi amiăng trong phổi, nhưng lại có tác dụng xác định sớm dấu hiệu của bệnh phổi do tiếp xúc amiăng. Sinh thiết phổi, phát hiện sợi amiăng nhỏ trong mô phổi, đây là thử nghiệm đáng tin cậy nhất để xác nhận chứng bệnh bất thường liên quan đến amiăng. Ngoài ra có thể nội soi phế quản, xét nghiệm nước tiểu, đờm, hoặc phân... các xét nghiệm này nhằm bổ xung và xác định mức độ amiăng có trong phổi của người bệnh.

Cách phòng tránh bệnh liên quan đến amiăng?

Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật và cảnh báo tỉ lệ tử vong do ung thư trung biểu mô gây nên bởi phơi nhiễm amiăng đang có chiều hướng gia tăng. Cơ quan An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, (OSHA) thuộc Bộ Lao động Mỹ (DOL) khuyến cáo mọi người cần chấp hành tốt các quy định về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, trong xây dựng, sản xuất và dịch vụ có liên quan đến nhóm vật liệu này. Công nhân cần được trang bị trang phục, thiết bị bảo hộ thích hợp và đầy đủ, tuân thủ các quy định an toàn tại nơi làm việc. Ví dụ, phải mang mặt nạ phòng độc tại những nơi nguy hiểm. Các cơ quan chức năng cần tư vấn cho người lao động về các quy định, tiêu chuẩn áp dụng khi làm việc với amiăng, giúp người lao động nâng cao ý thức phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Amiăng là gì?

Amiăng (asbestos) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm khoáng chất tự nhiên có trong môi trường dưới dạng sợi, được chia nhỏ hơn thành dạng tơ mỏng manh nhưng có độ bền cao. Các sợi này có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa và các hóa chất tốt nhưng lại không dẫn điện. Về mặt hóa học, amiăng là tên gọi chung của nhóm sợi khoáng silicat, có chứa các nguyên tử silicon và oxy trong cấu trúc phân tử. Thuật ngữ asbestos được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa “không thể bị phá hủy”. Amiăng bao gồm 6 loại, chia thành 2 nhóm chính: nhóm serpentin và nhóm amphibol, trong đó amiăng trắng (chrysotil) thuộc nhóm serpentin và 5 loại còn lại thuộc nhóm amphibo.

Amiăng đã được khai thác và sử dụng thương mại từ cách đây hơn 2.000 năm, phổ biến từ cuối thế kỷ 19, như dùng trong chế tạo máy hơi nước, và được ứng dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhất là dùng cho ngành chế tạo tàu thủy và vũ khí, khí tài. Đến nay có trên 3.000 loại sản phẩm có chứa sợi amiăng được tạo ra và sử dụng trong các ngành công nghiệp, hàng hải, xây dựng, chế tạo xe hơi, đồ gia dụng, máy sấy tóc, cách nhiệt, tấm lợp, chống cháy, hấp thụ âm thanh, trang trí nội thất, sơn, chất kết dính và nhựa...

Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với amiăng?

Khi tiếp xúc với amiăng hay sản phẩm có chứa amiăng, nhất là sợi amiăng có trong không khí sẽ đi vào cơ thể qua đường miệng, bị mắc kẹt trong phổi và lưu lại trong phổi một thời gian dài. Theo thời gian, những sợi này có thể tích lũy và gây ra sẹo và phát sinh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hô hấp và gây suy giảm sức khỏe.

Theo của Bộ Y tế Mỹ, Cơ quan môi trường (EPA), và Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư thì amiăng được phân loại là chất gây ung thư, nếu phơi nhiễm, tiếp xúc amiăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và u trung biểu mô (đây là dạng ung thư hiếm gặp ở các màng mỏng lót ngực và bụng). Tuy hiếm gặp nhưng, u trung biểu mô là hình thức phổ biến nhất của nhóm bệnh ung thư liên quan đến tiếp xúc amiăng. Ngoài ung thư phổi và u trung biểu mô, một số nghiên cứu cũng đã phát hiện thấy mối liên quan giữa tiếp xúc với amiăng và đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng, cũng như nguy bị ung thư cổ họng, thận, thực quản, và túi mật.

Tiếp xúc với amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi - atbet (asbestosis-tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến phổi, gây khó thở, ho, và tổn thương phổi vĩnh viễn), ung thư phổi ác tính, rối loạn màng phổi, làm dày màng phổi, tràn dịch màng phổi lành tính (tích tụ bất thường chất lỏng giữa các lớp mô mỏng lót phổi và các vách ngăn khoang ngực). Mặc dù màng phổi không phải là tiền thân của ung thư, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy những người bị bệnh màng phổi do tiếp xúc amiăng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao.

Ai có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến amiăng?

Amiăng có mặt trong không khí, nước và đất, nếu tiếp xúc với amiăng đều có thể bị ảnh hưởng. Những người bị bệnh từ amiăng thường là nhóm người tiếp xúc thường xuyên, nhất là nhóm người mà công việc hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu có chứa amiăng. Ví dụ, công nhân đóng tàu, khai thác và nghiền amiăng, sản xuất hàng dệt amiăng và các sản phẩm khác có chứa amiăng, vật liệu cách điện trong các ngành xây dựng. Công nhân phá dỡ thạch cao, người lao động xử lý amiăng, nhân viên cứu hỏa, và nhóm người tiếp xúc với sợi amiăng. Có một số bằng chứng cho thấy, những người tiếp xúc nhiều với amiăng có nguy nguy cơ bị u trung biểu mô cao. Cũng có trường hợp mắc bệnh u trung biểu mô được tìm thấy ở nhóm không tiếp xúc amiăng nghề nghiệp nhưng lại sống gần mỏ amiăng.

Bệnh liên quan đến amiăng được phát hiện thế nào?

Những người đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ đã tiếp xúc) amiăng trong công việc, qua môi trường, hoặc kể cả dùng vật liệu xây dựng trong gia đình nên thông báo cho bác sĩ về lịch sử tiếp xúc cho dù có hoặc không có các triệu chứng. Các triệu chứng của nhóm bệnh liên quan đến amiăng rất đa dạng, cần đi khám nếu có các triệu chứng sau: khó thở, thở khò khè, hoặc khàn giọng; ho dai dẳng tăng dần theo thời gian; có máu trong đờm (chất lỏng) ho ra từ phổi; đau thắt ngực; khó nuốt; sưng cổ hoặc mặt, mất cảm giác ngon miệng; giảm cân; mệt mỏi hoặc thiếu máu.

Cần kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm chụp X-quang và xét nghiệm chức năng phổi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chụp X-quang không thể phát hiện sợi amiăng trong phổi, nhưng lại có tác dụng xác định sớm dấu hiệu của bệnh phổi do tiếp xúc amiăng. Sinh thiết phổi, phát hiện sợi amiăng nhỏ trong mô phổi, đây là thử nghiệm đáng tin cậy nhất để xác nhận chứng bệnh bất thường liên quan đến amiăng. Ngoài ra có thể nội soi phế quản, xét nghiệm nước tiểu, đờm, hoặc phân... các xét nghiệm này nhằm bổ xung và xác định mức độ amiăng có trong phổi của người bệnh.

Cách phòng tránh bệnh liên quan đến amiăng?

Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật và cảnh báo tỉ lệ tử vong do ung thư trung biểu mô gây nên bởi phơi nhiễm amiăng đang có chiều hướng gia tăng. Cơ quan An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, (OSHA) thuộc Bộ Lao động Mỹ (DOL) khuyến cáo mọi người cần chấp hành tốt các quy định về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, trong xây dựng, sản xuất và dịch vụ có liên quan đến nhóm vật liệu này. Công nhân cần được trang bị trang phục, thiết bị bảo hộ thích hợp và đầy đủ, tuân thủ các quy định an toàn tại nơi làm việc. Ví dụ, phải mang mặt nạ phòng độc tại những nơi nguy hiểm. Các cơ quan chức năng cần tư vấn cho người lao động về các quy định, tiêu chuẩn áp dụng khi làm việc với amiăng, giúp người lao động nâng cao ý thức phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Khắc Hùng (Theo NCI- 8/2014)


Ý kiến của bạn