PGS. TS Nguyễn Hoài Châu – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết, việc tiếp xúc liên tục với hợp chất khử trùng Chlorine Dioxide có trong vòng đeo tay phòng, chống sởi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe đối với người sử dụng
Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, một số cá nhân lợi dụng tâm lý lo lắng, của các gia đình về việc phòng chống sởi cho con em mình, đã quảng cáo về loại vòng đeo tay có khả năng phòng chống sởi sản xuất tại Nhật Bản. Sau khi tổng hợp và nghiên cứu các thông tin về sản phẩm như trên, Bộ Y tế có một số ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 181/2013/ND-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quảng cáo, thông tin quảng cáo về trang thiết bị y tế cần phải được liệt kê rõ ràng tên, chủng loại, nước sản xuất và các thông tin sử dụng, cảnh báo cần thiết khác. Thiết bị phòng chống sởi trên chưa được cá nhân phân phối nêu rõ tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và các thông tin liên quan theo quy định.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BYT Hướng dẫn nhập khẩu trang thiết bị y tế, nếu là các trang thiết bị y tế sử dụng công nghệ mới, lần đầu áp dụng trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được xem xét và cấp phép nhập khẩu hoặc kiểm tra theo quy định. Thiết bị phòng chống sởi nêu trên chưa được thử nghiệm và xem xét đánh giá theo quy định.
Sản phẩm vòng đeo tay phòng, chống sởi được bán trên thị trường hiện nay
Các thiết bị chống sởi trên sử dụng gói chứa hóa chất Chlorine Dioxide để khử trùng không khí xung quanh người đeo, ngăn chặn vi khuẩn. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã liên hệ và trao đổi với PGS. TS Nguyễn Hoài Châu – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, chất Chlorine Dioxide là hóa chất khử trùng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên việc tiếp xúc liên tục với hợp chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Hiện nay, hàm lượng Chlorine Dioxide trong sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, xác định vì vậy các loại thiết bị này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người tiêu dùng.
Bộ Y tế xin cung cấp một số thông tin để người dân hiểu rõ và có biện pháp phòng ngừa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính.
Thanh Loan
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”