Hà Nội

Khủng hoảng tuổi dậy thì: Cha mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con?

01-05-2023 15:38 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Dấu hiệu khủng hoảng tuổi dậy thì của con cha mẹ cần biết: khó kiểm soát hành vi, hậu đậu, thay đổi về cơ thể... Cha mẹ cần đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì.

Khủng hoảng tuổi dậy thì là gì?

Khủng hoảng tuổi dậy thì là tự ý thức xuất hiện lần 2 của con người. Trước đó, tự ý thức xuất hiện lần một là khi trẻ lên 3 – hay còn được gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Tự ý thức xuất hiện lần 2 hay còn gọi là khủng hoảng tuổi dậy thì.

Khủng hoảng tuổi dậy thì là việc chuyển tiếp từ quan hệ giữa người lớn – trẻ con sang quan hệ người lớn – người lớn tạo điều kiện phát triển mức độ trưởng thành ở lứa tuổi này. 

Biểu hiện khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ

- Về mặt cơ thể: Có sự phát triển nhanh, mạnh không cân đối của các bộ phận trong cơ thể như nhịp tim, cơ xương … dẫn đến mất cân đối. Từ việc mất cân đối do sự phát triển hệ xương và cơ có thể dẫn tới hành vi hậu đậu động đâu vỡ đó. Trẻ chưa khéo léo trong các hoạt động dẫn tới dễ đổ vỡ.

- Cảm xúc: Hệ thần kinh của học sinh lứa tuổi dậy thì có quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên khó kiểm soát hành vi.

- Sinh lý: Vỡ giọng, mọc râu, lông. Bên cạnh đó nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam xuất hiện xuất tinh …

PGS.TS Dương Hải Hưng chia sẻ thông tin về khủng hoảng tuổi dậy thì

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi dậy thì

Nguyên nhân chủ quan:

- Có những thay đổi về mặt cấu trúc cơ thể, thể thần kinh, các biểu hiện sinh lý của tuổi dậy thì khiến đứa trẻ không hiểu tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy.

- Mặt khác, tự ý thức xuất hiện lần thứ 2 khiến đứa trẻ nhận ra và mong muốn làm người lớn nhưng trẻ gặp phải các mâu thuẫn giữa mong muốn và thực tại chưa đủ hiểu biết về mặt xã hội nên dẫn đến trẻ bị khủng hoảng.

Nguyên nhân khách quan:

Người lớn vẫn nhìn nhận học sinh ở lứa tuổi này như một đứa trẻ đang lớn, chưa thay đổi vai trò cho học sinh. Mặt khác, người lớn cho rằng khủng hoảng tuổi dậy thì ai cũng phải trải qua nên xem nhẹ.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con vượt qua tuổi dậy thì

Việc chuyển tiếp này diễn ra thuận lợi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hiểu biết và thái độ của người lớn. Thường khủng hoảng tuổi dậy thì sẽ diễn ra theo 2 xu hướng:

Khủng hoảng tuổi dậy thì: Cha mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con - Ảnh 2.

Nếu không có cha mẹ đồng hành và giúp đỡ, khủng hoảng tuổi dậy thì có thể xảy ra theo những xu hướng tiêu cực.

Xu hướng thứ nhất của khủng hoảng tuổi dậy thì

Nếu người lớn không thay đổi mối quan hệ sẽ dẫn đến xung đột giữa thiếu niên với người lớn. Từ đó thiếu niên xa lánh người lớn, không tin tưởng người lớn, khó chịu trước những yêu cầu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ hư và các hệ lụy. Ví dụ: việc dùng thử chất cấm như một kiểu khẳng định với bạn bè, bản thân đã lớn dám làm những điều những bạn “nhát gan” không dám làm. Hay quan hệ tình dục sớm bởi vì những thay đổi về mặt sinh lý nên trẻ tò mò, muốn khám phá. Thậm chí trẻ có thể khép kín và trầm cảm nếu những suy nghĩ không được chia sẻ dẫn tới bế tắc …

Xu hướng thứ hai

Nếu người lớn có hiểu biết và xây dựng mối quan hệ bạn bè, hợp tác giữa thiếu niên - người lớn trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Điều này sẽ giúp giải quyết được những khó khăn phức tạp trong giao tiếp thiếu niên - người lớn trong giáo dục thiếu niên. Khi con gặp khủng hoảng tuổi dậy thì cha mẹ cần cần hỗ trợ trẻ, chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu con.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần dành thời gian để cả gia đình cùng trẻ tham gia các hoạt động để gắn kết thành viên và cho trẻ giải phóng năng lượng dư thừa. Mặt khác, cha mẹ và con cũng cần tìm hiểu những vấn đề trẻ dậy thì gặp phải để có những kiến thức giải quyết tình huống ở tuổi này.

Chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thìChăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì

SKĐS - Mụn ở tuổi dậy thì là một vấn đề ám ảnh với nhiều người. Mụn có thể thuyên giảm sau khi bước qua tuổi dậy thì. Tuy nhiên nếu không chăm sóc da mụn đúng cách, có thể viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ...


PGS.TS Dương Hải Hưng
Khoa Quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ý kiến của bạn