Hà Nội

Khung hình phạt tài xế phạm nồng độ cồn bỏ lại phương tiện

24-10-2023 17:45 | Pháp luật
google news

SKĐS - Theo chuyên gia pháp lý, tài xế bỏ lại phương tiện khi vi phạm nồng độ cồn thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực và cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, thực tế đã xảy ra những trường hợp người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn, nhưng giá trị xe thấp hơn mức phạt nên đã bỏ lại phương tiện.

Theo quy định, hiện mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đã ở mức rất cao.

Quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ lại không có quy định về việc xử lý đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm.

Vi phạm nồng độ cồn bỏ lại phương tiện, tài xế bị xử lý ra sao? - Ảnh 1.

Khi bị kiểm tra nống độ cồn, nhiều tài xế sẵn sàng quay đầu xe tháo chạy, thậm chí một số người vi phạm nồng độ cồn còn bỏ lại phương tiện. Ảnh: Thành Long

Tuy nhiên, những cá nhân, tổ chức điều khiển phương tiện mà vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, việc bỏ phương tiện lại, trốn tránh ký vào biên bản xử phạt thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực và cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trường hợp bên vi phạm cố tình không ký thì vẫn có giá trị nếu được làm chứng của chính quyền địa phương hay nhân chứng tại thời điểm đó. Trường hợp không có chữ ký của những người này, biên bản vẫn được lập và ghi rõ lý do.

Ngoài ra, khi có quyết định xử phạt mà người vi phạm vẫn cố tình không nộp phạt thì nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các biện pháp như khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC).

"Có thể thấy những hành vi bỏ phương tiện khi vi phạm xuất phát từ sự coi thường pháp luật, nhờn luật của một bộ phận người dân.

Việc tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là vô cùng nguy hiểm, không chỉ cho bản thân tài xế mà cho cả những người tham gia giao thông khác.

Để pháp luật tạo được tính răn đe, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn coi thường pháp luật như trên thì cần có những chế tài mạnh hơn", luật sư Quách Thành Lực nhấn mạnh.

Nhân viên đường sắt Hà Nội vi phạm nồng độ cồnNhân viên đường sắt Hà Nội vi phạm nồng độ cồn

SKĐS - Quá trình kiểm tra nồng độ cồn, tổ công tác của Cục CSGT đã phát hiện ông Nguyễn Đức H. nhân viên đường sắt ở Hà Nội vi phạm nồng độ cồn với mức 0,290 miligam/lít khí thở.



Phúc Đức
Ý kiến của bạn