Ngay sau khi vụ cháy ở Rạng ĐÔng, cơ quan chức năng đã làm hết sức dập tắt đám cháy. Về phía Bộ TNMT chỉ đạo TCMT phối hợp ngay tiến hành cùng SỞ TNMT lấy mẫu phân tích từ 30/8-1/9. Song song với đó và sau đó các đoàn của Bộ Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp môi trường, Bộ Y tế lấy mẫu phân tích. Bộ đã tổ chức cuộc họp tham vấn ý kiến, ngày 3/9 Bộ trưởng TNMT cùng các bộ ngành thống nhất số liệu để xác định vấn đề thủy ngân ra môi trường.
Nguồn thủy ngân có thể phát tán ra theo báo cáo công ty, tính toán từ số lượng đèn Copact cũng như huynh quang của công ty phát tán ra khi đã đốt cháy là khoảng 15,1kg, còn theo tính toán của các nhà khoa học từ số liệu cụ thể là 30mHg cho bóng đèn huỳnh quang và 8mHg cho bóng đèn Compact thì khối lượng thủ ngân phát tán là khoảng 27,2kg. 3 kho tủ lạnh chứa Amalgam để sản xuất đèn không bị cháy, còn giữ nguyên và được niêm phong. Số lượng phát tán thủy ngân nằm trong tất cả bóng đèn đã cháy.
Vụ cháy xảy ra ở công ty nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Động là một sự cố cháy nổ mất an toàn về hóa chất và ô nhiễm môi trường và được đánh giá ở quy mô ảnh hưởng mức trung bình
Chúng tôi cũng yêu cầu công ty phải báo cáo thật rõ số lượng, đến thời điểm này có khoảng 15,1 – 27,2 kg thủy ngân phát tán vào môi trường. Qua phân tích cụ thể các mẫu, đánh giá quan trắc môi trường đất, nước, không khí, kể cả chất thải rắn sỉ, của Viện Sức khỏe môi trường Bộ Y tế, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội , Trung tâm quan trắc môi trường Miền Bắc, Tổng cục Môi trường từ 30/8 đến 1/9 cho thấy hiện trạng môi trường sau vụ cháy của công ty Rạng Đông như sau:
Về kết quả so sánh giá trị nống độ thủy ngân so với quy chuẩn Việt Nam hiện hành có 1/12 mẫu nươc mặt có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn Việt Nam và 1,3 lần tại điểm quan trắc trên sống tô lịch cách cống xả gom của nước thải công ty tại ngõ 320 Khương Đình, cách 1,5km.
Trên 8 mẫu nước thải thì có 1 mẫu có giá trị vượt quy chuẩn Việt Nam QCVN40:2011/BTNMT là 2,76 lần tại điểm quan trắc hố ga, xưởng led của công ty.
Có 12/13 mẫu trầm tích và bùn đáy có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn Việt Nam Nam QCVN43:2017/BTNMT tại điểm quan trắc sông Tô Lịch, các cống xả gom nước thải của công ty ngõ 230 Khương Đình cách 1km thì giá trị thủy ngân cao nhất vượt quy chuẩn Việt Nam 43 đến 6,1 lần. 43 tại điểm quan trắc sông Tô Lịch, các cống xả gom nước thải của công ty ngõ 230 Khương Đình cách 1km thì giá trị thủy ngân cao nhất vượt quy chuẩn Việt Nam 43 đến 6,1 lần.
Có 1/6 mẫu không khí có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn Việt Nam 06 QCVN 06: 2009/BTNMT là 1,02 lần tại điểm quan trắc trong khuôn viên nhà kho của công ty.
Kết quả so sánh tiêu chuẩn của WHO, châu Âu, Mỹ, Canada khuyến cáo nâng cấp lên, do đó có 4 vị trí lấy mẫu hấp thụ thủy ngân của Tổng cục môi trường cho thấy hướng phát tán của dòng khí tại vị trí hàng rào của kho sản phẩm bị cháy tại khoảng cách 200m, 500m, 1000m tại ba vị trí đó tính từ hàng rào kho bị cháy khoảng 200m kết quả cho thấy các mẫu hấp thụ thủy ngân nằm trong ngưỡng khuyến cáo của WHO và Châu Âu là ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong khu đô thị.
Các điểm quan trắc không khí ở các điểm phía trước khu cháy, và trong nhà kho cháy có giá trị thủy ngân trong môi trường không khí cao vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO, Mỹ là 10-30 lần ngưỡng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có giá trị thủy ngân nằm ngoài khuyến cáo của WHO ảnh hưởng đến sức khỏe con người đó là điểm Hồ Hạ Đình, điểm Sông Tô Lịch tại điểm cách ngõ 230 Khương Đình,
Và nồng độ thủy ngân quan trắc được trong môi trường đất tại vị trí quan trắc đều vượt ngưỡng có thể gây hại đến môi trường và sức khỏe con người theo khuyến cáo của Canada, nhưng mẫu đất trong khuôn viên của vườn hoa của công ty thì có hàm lượng thủy ngân cao hơn vị trí khác.
Do đó, có thể thấy rằng, vụ cháy xảy ra ở công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Động là một sự cố cháy nổ mất an toàn về hóa chất và ô nhiễm môi trường và được đánh giá ở quy mô ảnh hưởng mức trung bình. Tuy nhiên, làm thiệt hại lớn về tài sản và gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và trầm tích, có tác động và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường xung quanh và các hóa chất gây ô nhiễm một phần được phát tán vào môi trường không khí, đất nước, xung quanh, phần còn lại lắng đọng vào nước trong quá trình dập lửa theo nước chảy vào sông Tô Lịch và các điểm tích tụ trong trầm tích đáy.
"Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh sau sự sự với khuyến cáo của WHO thì cho thấy phạm vi vùng có nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân trong khoảng cách bán kính 500m tính từ hàng rào nhà máy bị cháy đến xung quanh”, Thứ trưởng Bộ TNMT nhấn mạnh.