Không vì phát triển kinh tế đơn thuần, trước mắt mà hy sinh môi trường

04-08-2022 15:40 | Xã hội

SKĐS - Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra…

Hà Nội yêu cầu đến hết ngày 20/6 xử lý xong tình trạng ùn ứ rác thải gây ô nhiễm môi trườngHà Nội yêu cầu đến hết ngày 20/6 xử lý xong tình trạng ùn ứ rác thải gây ô nhiễm môi trường

SKĐS - Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị đến hết ngày 20/6 phải xử lý dứt điểm tình trạng ùn ứ rác thải trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 4/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là hội nghị được tổ chức 5 năm một lần với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho các năm tiếp theo.

Với chủ đề "Hài hòa phát triển kinh tế và BVMT hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững", hội nghị như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Chuyển tất cả các nhà máy ảnh hưởng môi trường ra khỏi đô thị

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị rà soát lại tất cả các dự án, các nhà máy đã xây trong các khu đô thị, các khu công nghiệp để từng bước di chuyển các nhà máy ảnh hưởng đến môi trường ra khỏi đô thị. Các cấp từ Trung ương đến địa phương chú trọng dành nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực môi trường.

Không vì phát triển kinh tế đơn thuần, trước mắt mà hy sinh môi trường. Cần tập trung chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", từ khai thác tận dụng tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, kể từ sau Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015 đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ từ chủ trương, giải pháp đến nhận thức và tư duy hành động.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như: Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra; việc khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu tính bền vững tiếp tục làm thất thoát tài nguyên và tác động xấu lên môi trường; tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp...

Không vì phát triển kinh tế đơn thuần, trước mắt mà hy sinh môi trường - Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Đức Tuân

Nhân loại vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng "kép" do đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên. Liên hợp quốc cũng đã cảnh báo, các hệ sinh thái trên Trái đất đang tiếp tục suy thoái hoặc biến đổi; đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người chạm ngưỡng không thể đảo ngược ảnh hưởng đến việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), gia tăng các thách thức về biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực và nguồn nước. Nếu hành động chậm trễ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo Trái đất có thể sinh sống được và duy trì một hành tinh bền vững cho tất cả trong tương lai.

"Thực trạng đó buộc chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các bon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Ông Hà cũng cho rằng, tới đây phải nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường. Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường trở thành xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội; khắc phục và loại bỏ ngay tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp; đầu tư cho vốn tự nhiên...

Hội nghị lần này cũng sẽ bàn về các giải pháp để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các lưu vực sông chính; thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất thải rắn, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải.

Lộ trình, nhiệm vụ triển khai có hiệu quả cam kết của Chính phủ tại COP26 về chuyển đổi năng lượng; giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các mục tiêu về Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia thực hiện có kết quả Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh; bảo vệ rừng, phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn; nâng cao tỷ lệ bảo tồn gắn với phát triển kinh tế sinh thái, sinh kế bền vững của người dân...

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Có hiện tượng để lộ thông tin, thông đồng trong việc đấu giá đấtBộ Tài nguyên và Môi trường: Có hiện tượng để lộ thông tin, thông đồng trong việc đấu giá đất

SKĐS - Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, có một số nơi thực hiện chưa nghiêm hoạt động đấu giá, có hiện tượng để lộ thông tin, thông đồng giữa người tham gia đấu giá và bên tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vụ nữ sinh 19 tuổi tử vong: Gia đình nạn nhân kiến nghị khởi tố lái xe là cán bộ không quân| SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn