Hà Nội

Không thể quan hệ tình dục do mắc chứng co thắt âm đạo

20-10-2022 07:01 | Hỏi đáp phòng the
google news

SKĐS - Nhiều phụ nữ không thể quan hệ tình dục hoặc sử dụng tampon trong kỳ kinh, căng cứng khi thăm khám phụ khoa... Tất cả là do họ mắc chứng co thắt âm đạo.

Lấy chồng mà không "quan hệ" - chuyện thật như đùa

Chị L.T.B ở Lai Châu lấy chồng đã lâu nhưng chưa "quan hệ" lần nào, chính vì vậy đến nay hai vợ chồng vẫn chưa có con. Mỗi khi chồng vừa chạm nhẹ vào cơ thể, chị đã co cứng các cơ, âm đạo căng cứng và đau khiến cả hai không thể tiếp tục. Lâu dần chị có tâm lý mặc cảm vì không thể làm "chuyện ấy" với chồng. Cuộc sống hôn nhân cũng trở nên không hạnh phúc.

Sau nhiều lần ngại ngần, chị B. đã quyết định đi khám tại bệnh viện để tìm nguyên nhân. Tại đây, qua thăm khám các bác sĩ cho biết chị B. gặp phải tình trạng co thắt âm đạo. Đặc điểm của bệnh này là xuất hiện phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương mu đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp mọi động thái đưa vào âm đạo.

Không thể quan hệ tình dục do mắc chứng co thắt âm đạo - Ảnh 1.

Khi bị co thắt âm đạo, người bệnh sẽ rất khó để quan hệ tình dục.

Người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ co thắt âm đạo giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào. Khi mắc bệnh này, người bệnh quan hệ sẽ rất đau, hoặc không thể quan hệ được.

Theo các bác sĩ, để điều trị căn bệnh này cần phải hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân và điều trị cá thể hóa. Đôi khi phải kết hợp các biện pháp: tâm lý liệu pháp, vật lý trị liệu và thuốc. Thông thường, sẽ ưu tiên điều trị tâm lý kết hợp vật lý trị liệu cho người bệnh.

Chứng co thắt âm đạo là gì?

Âm đạo là một phần của hệ thống sinh sản nữ, nó kết nối phần dưới của tử cung (cổ tử cung) với bên ngoài cơ thể. Co thắt âm đạo (Vaginismus) là tình trạng căng hoặc co thắt không tự chủ của các cơ xung quanh âm đạo. Những cơn co thắt cơ không chủ ý này xảy ra khi đưa một thứ gì đó như dương vật, ngón tay, băng vệ sinh hoặc dụng cụ y tế cố gắng xâm nhập vào âm đạo. Các cơn co thắt có thể hơi khó chịu hoặc rất đau.

Bác sĩ Phạm Minh Ngọc, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, khi có những biểu hiện của chứng co thắt âm đạo đa số bệnh nhân đều ngại đi khám, chỉ âm thầm chịu đựng khiến tình trạng thêm nặng nề, để lại hậu quả đến cả sinh sản và đời sống tình dục. Thậm chí đời sống hôn nhân của 2 vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây co thắt âm đạo

Có nhiều nguyên nhân gây co thắt âm đạo như cơ sàn chậu bị rối loạn dẫn đến co thắt không kiểm soát. Trường hợp bị viêm nhiễm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung... cũng dẫn đến các cơn co thắt. Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này. Co thắt âm đạo có thể gây ra các vấn đề về thể chất, tâm lý và tình dục. Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng tiểu và nhiễm trùng nấm men có thể làm trầm trọng thêm cơn đau âm đạo. Các yếu tố có thể góp phần làm nặng thêm bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Chấn thương khi sinh con, chẳng hạn như rách âm đạo
  • Trước khi phẫu thuật
  • Sợ quan hệ tình dục hoặc cảm giác tiêu cực về tình dục, có thể do lạm dụng tình dục hoặc chấn thương trong quá khứ
  • Sợ âm đạo không được rộng hoặc đủ sâu hoặc sợ dương vật của bạn tình quá lớn.

Biểu hiện của co thắt âm đạo

BS. Ngọc cho biết, đau khi giao hợp là biểu hiện thường gặp nhất khi bị co thắt âm đạo, có những trường hợp không thể giao hợp được. Ngoài ra, với bất kỳ hình thức xâm nhập âm đạo nào như: thăm khám phụ khoa bằng tay hoặc mỏ vịt, giao hợp, chèn tampon trong âm đạo khi hành kinh, cơ âm đạo bị co thắt làm người phụ nữ cảm thấy rất đau đớn, gồng người, phản kháng lại.

Các triệu chứng bệnh co thắt âm đạo có thể xuất hiện trong những năm cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành khi một người quan hệ tình dục lần đầu tiên. Tình trạng này cũng có thể xảy ra lần đầu tiên ở người cố gắng đưa băng vệ sinh (tampon) vào hoặc khám phụ khoa tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa.

Một số phụ nữ phát triển chứng co thắt âm đạo sau nhiều năm mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Co thắt hoặc cảm giác khó chịu có thể xảy ra bất cứ lúc nào có sự xâm nhập của âm đạo. Hoặc bạn có thể chỉ có chúng vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục hoặc khám vùng chậu.

Không thể quan hệ tình dục do mắc chứng co thắt âm đạo - Ảnh 3.

Tập Kegel theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp cải thiện chứng co thắt âm đạo.

Co thắt âm đạo được quản lý hoặc điều trị như thế nào?

Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây nên chứng co thắt âm đạo, có thể là thực thể hoặc tâm lý và yêu cầu điều trị phụ thuộc vào từng cá nhân. Vì mỗi trường hợp là khác nhau nên việc cá thể hóa trong việc điều trị là rất hữu ích. Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

Điều trị tại chỗ: Gây tê tại chỗ với gel hay kem có thể giúp kiểm soát chứng co thắt đau âm đạo nhưng vì có nhiều yếu tố tham gia gây ra bệnh cho nên việc điều trị phụ thuộc vào lý do làm cho bệnh phát sinh.

Vật lý trị liệu cơ sàn chậu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cách thư giãn cơ sàn chậu.

Liệu pháp nong rộng âm đạo: Dụng cụ làm giãn âm đạo là thiết bị hình ống có nhiều kích cỡ khác nhau. Mục đích chính là để kéo dài âm đạo. Những người bị chứng viêm âm đạo sử dụng thuốc giãn nở để cảm thấy thoải mái hơn và ít nhạy cảm hơn với sự thâm nhập của âm đạo.

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn hiểu suy nghĩ của bạn ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi như thế nào. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Liệu pháp tình dục: Các nhà trị liệu tình dục làm việc với mỗi cá nhân và cặp vợ chồng để giúp họ tìm lại niềm vui trong các mối quan hệ tình dục của mình.

Cuối cùng, BS. Ngọc cũng khuyên các cặp vợ chồng cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn với nhau trong đời sống "giường chiếu". Nếu có bất thường không thể tự khắc phục, cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng co thắt âm đạo?Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng co thắt âm đạo?

SKĐS - Co thắt âm đạo có thể cảm thấy giống như những cơn co thắt cơ mạnh và đau đớn. Co thắt âm đạo nhẹ có thể là một triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, co thắt âm đạo mà gây đau đớn xảy ra ngoài kỳ kinh nguyệt thường có nguyên nhân bệnh lý.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Giải mã những thắc mắc về lần đầu quan hệ tình dục


Khánh Anh
Ý kiến của bạn