Không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh, nắng nóng đến muộn và không kéo dài trong năm 2022

23-02-2022 07:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn đã đưa ra dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2022. Theo đó, nhiệt độ, lượng mưa, các cơn áp thấp nhiệt đới và bão có xu hướng xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm.

Không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường, miền Bắc kéo dài buốt giáKhông khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường, miền Bắc kéo dài buốt giá

SKĐS - Hiện nay (22/02), không khí lạnh ở phía Bắc đang tăng cường xuống phía Nam. Khoảng đêm 22/2, Bắc Bộ tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn dự báo hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái La Nina đến hết mùa Xuân 2022 với xác suất khoảng 65-75%. Sau đó, nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương có xu hướng tăng dần và có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời kỳ từ tháng 5-7/2022 với xác suất khoảng 50-60%.

 - Ảnh 1.

Năm nay nắng nóng dự báo đến muộn và không gay gắt. Hình minh họa

Bão/ATNĐ (áp thấp nhiệt đới) và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm từ tháng 3 đến tháng 8/2022

Trung tâm Khí tượng dự báo, từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022, bão/ATNĐ ít có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông. Từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2022, bão/ATNĐ có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông ít hơn so với TBNN cùng thời kỳ, tập trung vào khoảng thời kỳ từ nửa cuối tháng 7/2022 sang tháng 8/2022.

Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện cục bộ ở Nam Bộ trong tháng 3/2022 với lượng không lớn. Mùa mưa có khả năng đến sớm trên khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tuy nhiên lượng mưa có xu hướng thấp hơn TBNN ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vào thời kỳ đầu mùa mưa (từ tháng 6-8/2022). Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa (tháng 4-6).

Nhiệt độ, rét đậm, rét hại và nắng nóng

Tháng 3-4/2022, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến thấp hơn TBNN khoảng từ 0-0,50C; riêng tháng 3/2022 tại khu vực Bắc Bộ, Bắc-Trung Trung Bộ thấp hơn từ 0,5-1,00C. Tháng 5/2022 nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN. Từ tháng 6-8/2022 nhiệt độ trung có xu hướng cao hơn từ 0-0,50C so với TBNN cùng thời kỳ.

Không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh trong nửa cuối tháng 02 và tháng 3/2022, có khả năng còn gây ra những đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ, nhưng không kéo dài. Các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong giai đoạn này chủ yếu lệch Đông, nên ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.

Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nhiều khả năng đến muộn hơn so với TBNN, có khả năng không gay gắt và không kéo dài.

Lượng mưa

Khu vực Bắc Bộ: Tháng 3-4/2022, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20%, riêng khu vực Tây Bắc Bộ cao hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ. Sang tháng 5/022 TLM cao hơn từ 10-20%. Từ tháng 6-8/2022 TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung Bộ: Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 3-4/2022 TLM phổ biến cao từ 10-20% so với TBNN. Tháng 4-5/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ, từ tháng 6-8/2022 TLM thiếu hụt từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung và Nam Trung Bộ: Tháng 3/2022, TLM phổ biến cao hơn từ 20-40% so với TBNN (riêng Ninh Thuận-Bình Thuận phố biến ít mưa), tháng 4-5/2022 có TLM cao hơn từ 10-20%. Sang tháng 6/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Từ tháng 7-8/2022 TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Tháng 3/2022, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ phổ biến ít mưa, riêng khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ có mưa rào cục bộ với TLM khoảng từ 15-30mm. Từ tháng 4-5/2022, TLM phổ biến cao hơn từ 10-20% so với TBNN. Tháng 6-8/2022, TLM phổ biến ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.

Xông hơi phòng COVID-19: Chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực nói gì?Xông hơi phòng COVID-19: Chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực nói gì?

SKĐS - Theo GS.TS. Nguyễn Gia Bình - nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) làm ức chế khả năng nhân lên của SARS-CoV-2

Xem thêm video đang được quan tâm: 

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng



K.N
Ý kiến của bạn