Để giải quyết tình trạng này, có thể dùng pseudoephedrin tôi.
Khác với nhóm co mạch dùng tại chỗ (xịt, nhỏ mũi), pseudoephedrin được dùng đường toàn thân (uống), không gây hoặc ít gây hiện tượng ngạt mũi nặng trở lại khi ngừng thuốc. Không dùng pseudoephedrin để điều trị tắc mũi do viêm xoang.
Khi uống vào cơ thể, pseudoephedrin kích thích trực tiếp trên một thụ thể ở niêm mạc đường hô hấp gây co mạch nên làm giảm các triệu chứng sung huyết, phù nề niêm mạc mũi, làm thông thoáng đường thở, tăng dẫn lưu dịch mũi xoang... giúp cho người bệnh dễ thở hơn. Những người có chức năng vòi nhĩ kém khi đi máy bay có thể dùng thuốc thông mũi như pseudoephedrin tôi 1 giờ trước khi bay và nếu cần, cả trước khi hạ cánh. Thuốc thông mũi tôi sẽ làm co niêm mạc mũi và cổ họng, cho phép tai cân bằng dễ dàng hơn.
Trên thị trường pseudoephedrin tôi có ở dạng đơn chất hoặc phối hợp với một số thuốc khác như paracetamol (hạ nhiệt, giảm đau), clorpheniramin, desloratadin (chống dị ứng)… để làm giảm bớt các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như dễ cáu gắt, căng thẳng, chóng mặt, mất ngủ, nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ hoặc khi triệu chứng sung huyết mũi vẫn tồn tại quá 7 ngày hoặc kèm theo sốt hoặc đau bụng, nôn kéo dài (khi dùng viên giải phóng kéo dài)…, cần phải ngừng dùng pseudoephedrin tôi ngay, bởi những triệu chứng này báo hiệu bạn gặp những tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc dùng pseudoephedrin tôi không có hiệu quả.
Không nên dùng pseudoephedrin tôi trong các trường hợp tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đang dùng hoặc mới dùng (trong vòng 2 tuần) thuốc ức chế MAO, mẫn cảm với thuốc. Trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 60 tuổi dùng hết sức thận trọng vì nguy cơ độc tính cao…