- Khi chuyện “vùng cấm” được đặt ra trong xã hội thì xuất hiện vụ gian lận thi cử có liên quan đến quan chức, cán bộ đảng viên và dư luận chờ xem có vùng cấm hay không qua cách xử lý của các cơ quan chức năng...
- Nếu việc xử lý các vụ việc tiêu cực được công khai sẽ thuyết phục được người dân.
- Công khai đầu tiên là đau lòng dân khi bị mất niềm tin trước những quan chức nhờ vả cho chính con em mình, thậm chí chính một giám đốc sở nhờ “nâng đỡ” cho người này người khác.
- Những người làm giáo dục cả nước cũng bị đau, sự tổn thương vì bị vạ lây bởi vài “kẻ xấu”, vài “con sâu”.
- Khó là xử lý sai phạm nhiều khi thuộc địa phương khiến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước Quốc hội sau khi thẳng thắn nhận trách nhiệm đã thiết tha mong “các địa phương xem xét, xử lý cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em; cương quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục cán bộ giáo viên có sai phạm”.
- Khẳng định không có “vùng cấm” trong việc xử lý những tiêu cực, vi phạm cũng tốt. Ít ra nó giống như một lời hứa, một cam kết với nhân dân rằng sẽ xử lý sai phạm, bất kể đó là cá nhân nào, giữ chức vụ gì.
- Nhưng quan trọng hơn là phải xử lý gian lận thi cử của từng thí sinh đồng thời với việc xử lý trách nhiệm các công chức, viên chức và cả các phụ huynh có liên quan. Không ai tự tay “gắp điểm” bỏ tay các vị cả.
- Để không còn câu hỏi có “vùng cấm” hay không thì việc xử lý nghiêm túc, kiên quyết và công khai minh bạch, đó mới là cách trả lời để lấy lại một cách vững chắc nhất niềm tin của nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.