Không có chuyện "hàng rong phải thi kiến thức mới được kinh doanh"

09-08-2014 10:39 | Thời sự
google news

SKĐS - Vừa qua xuất hiện một số thông tin cho rằng, người kinh doanh hàng ăn rong phải thi kiến thức ATTP mới được được phép kinh doanh, TS. Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, thông tin này là không chính xác.

Tại buổi giao lưu trực tuyến với độc giả về vấn đề “Quản lý thức ăn đường phố”, TS. Phong cho biết: “Kiến thức về ATTP có thể người kinh doanh đều biết, nhưng chưa thực hiện. Ví dụ, chúng tôi vừa phát 500.000 đôi găng tay cho người kinh doanh, nhưng tỷ lệ người sử dụng rất ít. Đó không phải vấn đề kiến thức mà là thực hành…”.

Trước thắc mắc của người dân về việc tập huấn, khám sức khỏe định kỳ cho người kinh doanh thức ăn đường phố tại Hà Nội có thực chất không hay chỉ làm hình thức, ông Phong cho rằng, nếu sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm mang các bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm, sẽ là nguồn lây cho người sử dụng sản phẩm, vì vậy qui định kiến thức, sức khỏe cho người sản xuất, kinh doanh vô cùng cần thiết. Vừa qua xuất hiện một số thông tin cho rằng, người kinh doanh hàng ăn rong phải thi kiến thức ATTP mới được được phép kinh doanh là không chính xác.

Cục ATTP đã chỉ đạo các sở y tế, mời người bán hàng rong đến tập huấn, qui định pháp luật như nguồn gốc, nước đảm bảo, không mắc bệnh truyền nhiễm, bàn ăn cách mặt đất 60cm, xa cống rãnh, thùng rác, có dụng cụ che đậy tránh côn trùng, bụi bặm. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được trang bị kiến thức để đảm bảo ATTP. Trạm Y tế phường, xã, phải có danh sách những người tham gia tập huấn, không phải thi cử đối với người kinh doanh thức ăn đường phố. Nhưng qui định này các địa phương thực hiện tương đối nghiêm túc, tuy nhiên nhiều nơi chưa mong muốn. ATTP phải đáp ứng 3 bên: Người kinh doanh, người tiêu dùng, người quản lý.

Riêng tại địa bàn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2014, Hà Nội đã tổ chức kiểm tra trên 13.000 lượt cơ sở thức ăn đường phố, thì có 75,3% cơ sở đạt yêu cầu, tăng hơn so với năm 2013.

Theo TS. Hoàng Đức Hạnh, PGĐ Sở Y tế Hà Nội, hiện nay việc quản lý kinh doanh thức ăn đường phố rất khó khăn không chỉ ở Hà Nội. Những người này thường là những người có trình độ thấp, họ không có công ăn việc làm, không có điều kiện nên sử dụng những phương tiện rất thô sơ để kinh doanh thực phẩm. Nên việc đưa họ làm theo luật, quy định là rất khó không thực hiện được trong ngày một, ngày hai mà cần phải có một lộ trình.

D.Hải

 

 


Ý kiến của bạn