Hà Nội

Khoảng 99 triệu nhân khẩu được thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

01-11-2022 16:18 | Thời sự
google news

SKĐS - Bộ TT&TT cho biết, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư. Kết quả đã thu thập vào CSDLQG về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99%.

Từ ngày 1/11, người dân nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo phản ánh ngay qua đầu số 156Từ ngày 1/11, người dân nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo phản ánh ngay qua đầu số 156

SKĐS - Từ ngày 1/11, Bộ TTTT sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) có Báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Tạo điều kiện thuận lợi cho bộ, ngành khi chia sẻ CSDLQG

Báo cáo của Bộ TT&TT liên quan đến công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các  CSDLQG. Trong đó, về CSDLQG về dân cư và Căn cước công dân (CCCD), Bộ TT&TT cho biết, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng CSDLQG về dân cư. Kết quả đã thu thập vào CSDLQG về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99%. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92 nghìn trường hợp thôi quốc tịch, gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu; cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh được hơn 5,3 triệu trường hợp.

Đối với việc thu thập CCCD, Bộ Công an đã thu thập được hơn 50,2 triệu hồ sơ cấp CCCD trong đó: Nhân khẩu thường trú đã nhận được hơn 49,3 triệu hồ sơ, nhân khẩu tạm trú là 883 nghìn hồ sơ, tổng số hồ sơ CCCD từ các địa phương đã chuyển lên Trung ương là 34,7 triệu hồ sơ, tổng số hồ sơ đã phê duyệt là 22,8 triệu hồ sơ và đã trả được hơn 13 triệu thẻ.

Hiện có 16,1 triệu người tham gia BHXH, 83,895 triệu người tham gia BHYT - Ảnh 2.

Kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Nguồn: Bộ Công an.

Bộ Công an đã tổ chức kết nối, chia sẻ thành công để đồng bộ dữ liệu từ CSDLQG về dân cư với BHXH Việt Nam (dữ liệu bảo hiểm); Bộ Tài chính (dữ liệu mã số thuế cá nhân); Bộ Giáo dục và Đào tạo (dữ liệu học sinh); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (dữ liệu trẻ em); Tổng công ty Điện lực Việt Nam (dữ liệu đăng ký, sử dụng điện) và đang tiếp tục triển khai kết nối với Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải.

Đối với CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu là 1.456.551 doanh nghiệp; Đã kết nối, chia sẻ dữ liệu cho 10 bộ, ngành.

Về CSDLQG về bảo hiểm: BHXH Việt Nam tích cực thu thập dữ liệu qua các hoạt động nghiệp vụ, từ đó hình thành dữ liệu trong CSDLQG về bảo hiểm. Dữ liệu bảo hiểm cũng đã được sử dụng để xây dựng ứng dụng VssID phục vụ người dân. 

BHXH Việt Nam đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, 29 tỉnh/thành phố phục vụ cho công tác tiêm chủng, công tác hỗ trợ cho người lao động hưởng các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tất cả 63 tỉnh, thành phố đã, đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Đối với CSDLQG về đất đai, Bộ TT&TT cho biết, đã vận hành 04 khối dữ liệu đất đai (Dữ liệu Thống kê, kiểm kê đất đai; Dữ liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Dữ liệu Giá đất; Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai); Các địa phương đã đầu tư kinh phí để đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hiện nay tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 217/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành và đưa vào vận hành tập trung ở các tỉnh.

Bộ Tư pháp đã triển khai phần mềm hộ tịch điện tử với khoảng 18 nghìn người dùng tại hơn 10 nghìn xã, 700 huyện và 63 Sở Tư pháp. Dữ liệu trong hệ thống đã lưu trữ được 31,3 triệu đăng ký khai sinh, 6,79 triệu đăng ký kết hôn, 4,53 triệu đăng ký khai tử và 8 triệu đăng ký hộ tịch khác. Qua đó, bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tập trung toàn quốc.

Hiện có 16,1 triệu người tham gia BHXH, 83,895 triệu người tham gia BHYT - Ảnh 3.

Minh họa.

Về hiện trạng kết nối và chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): Bộ TT&TT nêu rõ, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được đẩy mạnh triển khai và phát huy hiệu quả. CSDLQG về dân cư được đưa vào khai thác chính thức. Hạ tầng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia từng bước được hoàn thành, phát huy hiệu quả.

Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2022 (tính đến 23h ngày 19/10/2022) là: hơn 570 triệu, tăng gấp 3,1 lần so với cả năm 2021 (khoảng 180 triệu), trung bình hàng ngày có khoảng 1,9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.

Hiệu quả ban đầu mang lại rất lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Người dân, doanh nghiệp vẫn phải nộp giấy tờ liên quan ở dạng bản giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công; Dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin vẫn còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất; người dân, doanh nghiệp vẫn phải kê khai, cung cấp thông tin nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều nơi; Các cơ quan tổ chức chưa thực hiện mở dữ liệu theo quy định của pháp luật do lo ngại về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu…

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ TT&TT đưa ra một số giải pháp như: Các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các văn bản, quy định để điều chỉnh ngay quy trình, nghiệp vụ bảo đảm khi đã có dữ liệu chính xác thì thay thế được các bản giấy. Trước tiên là khai thác dữ liệu dân cư và không yêu cầu sổ hộ khẩu giấy, giấy đăng ký kết hôn, v.v. trong các thủ tục hành chính.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng hoàn thành việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, các cơ sở dữ liệu đã triển khai xây dựng phải quán triệt, nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc thông điệp dữ liệu chia sẻ, công bố công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của mình và kết nối với Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia để dữ liệu được lưu thông thông suốt theo quy định của pháp luật…

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông sẽ bắt đầu từ 9h50 phút sáng 4/11 về các vấn đề:

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

- Việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.

Người trả lời chất vấn thuộc về Bộ trưởng Bộ TT&TT; Phó Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn