Khoảng 4 triệu người Việt mắc hen phế quản, cần nâng cao năng lực điều trị và chủ động kiểm soát bệnh

17-10-2022 14:57 | Y tế

SKĐS - Hen phế quản là bệnh viêm đường thở mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến khoảng 3,9% dân số Việt Nam, tương đương 4 triệu người mắc bệnh. Chính vì thế việc nâng cao năng lực điều trị và chủ động kiểm soát...

Thông tin trên được đưa ra trong chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao năng lực điều trị và kiểm soát hen phế quản hiệu quả dành cho bác sĩ, nhân viên y tế hàng đầu trong lĩnh vực hô hấp do Hội hô hấp Việt Nam và Hội Phổi Việt Nam tổ chức nhằm hướng tới bảo vệ chủ động cho bệnh nhân, giúp họ có cuộc sống dễ thở hơn

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ và phát triển của y học, đã có nhiều dữ liệu nghiên cứu mới ra đời, tập trung vào mục tiêu kiểm soát hen tối ưu, đánh giá hiệu quả của các liệu pháp corticosteroid hít khác nhau bên cạnh cập nhật khuyến cáo quốc tế về hướng dẫn quản lý hen phế quản như GINA, hướng dẫn quốc gia tại Canada, Anh, Nhật Bản…

Khoảng 4 triệu người Việt mắc hen phế quản, cần nâng cao năng lực điều trị và chủ động kiểm soát bệnh - Ảnh 1.

Khoảng 4 triệu người Việt mắc hen phế quản, cần nâng cao năng lực điều trị và chủ động kiểm soát bệnh

Trong phác đồ điều trị hen phế quản, corticosteroid dạng hít (ICS) là thuốc nền tảng nhằm duy trì kiểm soát, giúp giảm nền viêm, ngay cả liều thấp. Một dữ liệu mới đây cho thấy việc dùng thuốc duy trì chủ động thường xuyên (PRD) mang đến hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Nghiên cứu này giúp các bác sĩ có thêm bằng chứng y khoa về vai trò của của PRD (ICS liều duy trì chủ động) để quyết định lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cho bênh nhân hướng tới kiểm soát hen toàn diện.   

Chuỗi hội thảo khoa học đã được liên tục tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hô hấp để thảo luận về các nội dung như lựa chọn điều trị tối ưu trong kiểm soát hen nhẹ và trung bình/nặng (dữ liệu từ nghiên cứu mô hình); thảo luận các ca lâm sàng để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bệnh nhân hen; Các bằng chứng khoa học của ICS liều duy trì chủ động (PRD), lựa chọn điều trị tối ưu trong kiểm soát hen (cập nhật bằng chứng mới từ nghiên cứu mô hình)...

Đồng thời qua các chuỗi hội thảo này, các bác sĩ cũng được nâng cao kĩ năng mềm nhằm truyền tải kiến thức và thông tin đến bệnh nhân hiệu quả hơn...

TS.BS Lê Khắc Bảo, Giám Đốc Trung Tâm Giáo Dục Y Học, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM chia sẻ: Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí  điều này dẫn tới tình trạng tăng phản ứng đường thở và giới hạn luồng khí tái diễn nhiều đợt. Chính vì vậy, chủ động kiểm soát nền viêm là then chốt trong điều trị hen phế quản.

Theo dẫn chứng từ các nghiên cứu khoa học, phác đồ liều duy trì chủ động hằng ngày với các thuốc corticosteroid dạng hít và cắt cơn bằng thuốc chủ vận beta-2 tác dụng ngắn khi cần được ghi nhận mang đến hiệu quả trong việc giảm tình trạng viêm cao hơn so với liệu pháp duy trì và cắt cơn.  "Tuy nhiên, những lợi ích lâm sàng này sẽ giảm khi người bệnh có sự tuân thủ thấp"- TS.BS Lê Khắc Bảo nói.

Quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của Chính phủ và ngành y tế Việt Nam, thể hiện qua Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm 2015-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi.

Sáng 17/10: Số mắc mới COVID-19, F0 nặng đều giảm; Singapore đối mặt với làn sóng lây nhiễm do biến thể phụ XBBSáng 17/10: Số mắc mới COVID-19, F0 nặng đều giảm; Singapore đối mặt với làn sóng lây nhiễm do biến thể phụ XBB

SKĐS - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm trong những ngày qua; số bệnh nhân nặng và ca tử vong cũng giảm; Việt Nam đã tiêm hơn 260,5 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều tỉnh, thành tiêm thấp; Singapore đang phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm COVID-19 do biến thể phụ XBB...

Thái Bình
Ý kiến của bạn