Vào những ngày cuối năm khi cái Tết Quý Mão tới gần, tại tầng 5 Khoa Ngoại cơ xương khớp – Bệnh viện K (cơ sở 3), bệnh nhân nào cũng mong ngóng muốn được về nhà đón Tết cùng ra đình rồi lại tiếp tục chiến đấu với ung thư. Gặp BSCKII Hoàng Tuấn Anh – Phụ trách Khoa Ngoại cơ xương khớp và ê-kíp trong những ngày cuối năm bận rộn tại nơi mà "nghe thấy ai cũng sợ", PV vừa theo chân bác sĩ tới các buồng bệnh vừa nghe tâm sự. 

"Đối với ung thư phần mềm cơ xương khớp, việc tàn tật đối với người bệnh sợ hơn cái chết. Có những bệnh nhân ung thư xương chấp nhận cái chết thay vì lựa chọn cắt cụt" – BS Tuấn Anh chia sẻ. 

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 2.

Với bệnh nhân ung thư xương và phần mềm, mức độ tàn phá của phẫu thuật khá lớn. Chính vì vậy, trước đây bệnh nhân thường phải cắt cụt chi, các bác sĩ tại Bệnh viện K đã nghiên cứu để bảo tồn phần lớn chi cho các bệnh nhân khi phẫu thuật. 

Tuy nhiên, khi muốn bảo tồn chi cho các bệnh nhân, có 2 vấn đề phải được đảm bảo: một là ung thư không tái phát và hai là chức năng vận động của chi vẫn được đảm bảo.

Tiếp tục lời chia sẻ của BS Tuấn Anh, Ths.BSNT Hoàng Lê Minh cho biết, trước đây tỷ lệ ung thư xương phải cắt cụt chi rất cao. Vì vậy sau khi chữa bệnh, bệnh nhân quay lại với cuộc sống bình thường gặp nhiều khó khăn. 

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 3.

Người bệnh luôn mong muốn sau khi điều trị ung thư xương có thể tái hòa nhập cộng đồng và bớt mặc cảm tự ti khi trở thành gánh nặng cho gia đình. Không chỉ vậy, các bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng suy giảm hệ miễn dịch do tâm trạng thường xuyên buồn chán, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Ở các nước phát triển, nếu phát hiện sớm, bệnh ung thư xương vừa có thể chữa trị và vừa bảo tồn chi ngay ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên ở Việt Nam, bệnh nhân ung thư xương, ung thư phần mềm thường tìm đến Bệnh viện K ở giai đoạn đã muộn. 

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 3.


Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 2.

Bệnh nhân nam 14 tuổi nhập viện với khối u lớn vùng cẳng chân phải, chẩn đoán u xương sụn.

Bắt đầu từ năm 2018, Khoa Ngoại cơ xương khớp (thời điểm đó trực thuộc Ngoại Bụng 2) đã tiến hành điều trị phẫu thuật thay khớp đối với những bệnh nhân ung thư xương có chỉ định (ở giai đoạn sớm, có đáp ứng với hóa chất). Cho đến hiện tại, đã có khoảng 50 ca phẫu thuật thay khớp và tỷ lệ tái phát gần như bằng 0. 

Hiện tại các bác sĩ tại Khoa đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển theo hướng bảo tồn chi cho các bệnh nhân và trước mắt đã đạt được những thành tích tốt. 

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 5.

Ca thay toàn bộ xương đùi ghi dấu vào y văn thế giới của Bệnh viện K.

Năm 2020, lần đầu tiên Khoa có ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi cho một bệnh nhân nữ (24 tuổi) ung thư xương. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thay toàn bộ khớp gối, khớp háng. Cho đến nay cũng được 3 năm kể từ ngày phẫu thuật, BS Tuấn Anh vẫn thường xuyên liên lạc với bệnh nhân vui mừng kể: "Bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã tốt nghiệp ngành Y và hiện tại đang chuẩn bị lập gia đình".

Ca cắt bỏ tổn thương ung thư và thay toàn bộ xương đùi kim loại là phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, mở ra hy vọng bảo tồn chi thể cho các bệnh nhân bị ung thư xương nói chung, ung thư xương đùi nói riêng. Việc đưa những kỹ thuật mới để bảo tồn chi cho người bệnh, không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của người bệnh về mặt thẩm mỹ, chức năng mà còn đáp ứng được về mặt bệnh học, giữ được tính mạng cho bệnh nhân. 

Không chỉ là kỹ thuật thay xương bảo tồn chi, Khoa Ngoại cơ xương khớp còn tiến hành mang tới niềm hy vọng cho các bệnh nhân điều trị ung thư hắc tố. 

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 3.

Bệnh nhân ung thư hắc tố được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình, giữ được khả năng hoạt động của chi sau khi điều trị.

Với các bênh nhân ung thư hắc tố thường xuất hiện ở gót chân, khi phẫu thuật sẽ lộ xương gót và không đi được.

Với những tiến bộ hiện nay, Khoa đã cắt rộng rãi, tạo hình, vét hạch, tiên lượng bệnh nhân tốt cho các bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật vẫn đảm bảo được chức năng của các chi cho bệnh nhân. Điều này không chỉ đảm bảo được hoạt động của các chi mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiếp thêm niềm hy vọng cho những bệnh nhân ung thư sớm tài hòa nhập cộng đồng.

Không chỉ có những bước tiến trong chẩn đoán, điều trị ung thư hắc tố, Khoa Ngoại cơ xương khớp đã tiến hành cắt cả phần mềm, cắt cả động mạch, tĩnh mạch đùi sau đó thay bằng mạch nhân tạo cho bệnh nhân ung thư phần mềm. 

Điểm đặc biệt ở chỗ, nếu ung thư phần mềm đã xâm lấn mạch máu thường sẽ phẫu thuật cắt cụt bộ phận. Tuy nhiên, khi các bác sĩ kiểm tra thấy ung thư chưa di căn xa sẽ tiến hành đã cắt đoạn mạch máu và thay bằng mạch nhân tạo. Điều này giúp bảo tồn chi cho bệnh nhân. Khoa Ngoại cơ xương khớp là đơn vị đầu tiên và duy nhất thực hiện kỹ thuật này. 


Khoa Ngoại cơ Xương khớp Bệnh viện K: Ấp ủ nhiều dự định tươi sáng cho bệnh nhân trong tương lai  - Ảnh 7.

Điều trị ung thư hắc tố có lẽ là điểm nhấn trong năm 2022 với Khoa Ngoại cơ xương khớp. Chia sẻ về thông tin này, BS Hoàng Lê Minh cho biết: "Hiện nay, Bệnh viện K là đơn vị duy nhất chuẩn phác đồ từ chẩn đoán đến điều trị ung thư hắc tố. Tuy ung thư hắc tố là ung thư có độ ác tính cao, dễ gặp nhưng nhiều người lại bỏ qua các triệu chứng. Công tác tuyên truyền cũng cần được chú trọng hơn để người dân đến với các cơ sở y tế khi giai đoạn bệnh còn sớm. Rất nhiều trường hợp bệnh  nhân trên cơ thể xuất hiện một nốt ruồi hoặc chấm đen ở lòng bàn chân, bàn tay hay vùng tì đè với các dấu hiệu ngứa, nốt ruồi lan ra và xuất hiện hạch ở vùng bẹn. Lúc này bệnh nhân đến viện thăm kham thì đã muộn rồi".

Điểm cuối của... tuyệt vọng - Ảnh 4.

Dựa trên những tiến bộ nhất định trong điều trị ung thư hắc tố, BS Minh hy vọng trong năm 2023 Khoa sẽ đi sâu vào những kỹ thuật từ khám đến chẩn đoán, điều trị căn bệnh này. Bởi vì theo BS Minh, việc chữa trị không đúng sẽ phải trả giá bằng tính mạng của bệnh nhân. Hơn nữa chính vì ung thư phổ biến nên các tuyến cơ sở hoặc phòng khám tư nhân chưa có nhìn nhận đúng đắn về bệnh, dẫn đến điều trị không đúng từ đầu. Khi bệnh nhân đến với viện K thì đã có di căn xa, hiệu quả điều trị suy giảm kém đi rất nhiều dẫn tới tỷ lệ sống của bệnhVnhân thấp kèm theo đó chi phí điều trị tăng lên.

Khoa Ngoại cơ Xương khớp Bệnh viện K: Ấp ủ nhiều dự định tươi sáng cho bệnh nhân trong tương lai  - Ảnh 9.

Chia sẻ thêm một câu chuyện mang nhiều mong muốn vào những cuối năm với PV, BS Minh kể: "Có một lượng không nhỏ bệnh nhân lựa chọn điều trị ở nước ngoài với chi phí rất lớn. Trong đó có một bệnh nhân học sinh lớp 12 điều trị tại Khoa Ngoại cơ xương khớp từng điều trị ở nước ngoài với chi phí lên tới hàng chục tỷ đồng. 

Tuy nhiên, với trường hợp như vậy tại Việt Nam triển khai các kỹ thuật tương đương chỉ với chi phí bằng 1/20. Khi các phương pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, cùng với sự quan tâm của các cơ quan ban ngành để các trang thiết bị vật tư được cung cấp đầy đủ hơn sẽ là cơ hội cho những bệnh nhân được tiếp cận điều trị trong nước".

Còn với BSCKII Hoàng Tuấn Anh, người phụ trách Khoa Ngoại cơ xương khớp dự định sang năm 2023, Khoa sẽ triển khai được những kỹ thuật mới như tìm hạch cửa trong ung thư hắc tố bằng phóng xạ và vét hạch bẹn bằng nội soi, đồng thời  tiếp tục nâng cao những kỹ thuật đang có sẵn, phẫu thuật được những ca nặng hơn, điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân hơn. Ngoài ra, anh và các bác sĩ trong Khoa sẽ về các tuyến cơ sở để nâng cao nhận thức hướng chẩn đoán điều trị về ung thư xương khớp. Bên cạnh đó kết hợp nâng cao nhận thức của người dân. Nếu phát hiện và được chữa trị ở giai đoạn sớm sẽ thuận tiện hơn cho việc điều trị và tiên lượng tốt cho bệnh nhân. 

VIDEO: Bệnh nhân ung thư hắc tố cảm động khi được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình, đảm bảo được khả năng đi lại sau khi điều trị bệnh.



Ý kiến của bạn