Khổ sâm - Vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa

28-05-2009 06:05 | Y học cổ truyền

Trên thực tế có nhiều vị thuốc mang tên khổ sâm, mà mỗi loại lại dùng với mục đích khác nhau trong điều trị.

Trên thực tế có nhiều vị thuốc mang tên khổ sâm, mà mỗi loại lại dùng với mục đích khác nhau trong điều trị. Do đó, để tránh sự nhầm lẫn, cần có sự phân biệt ngay từ đầu về nguồn gốc các vị thuốc "khổ sâm". Khổ sâm tức là "sâm đắng", khổ là đắng; vì các vị thuốc này đều cho vị đắng.

Khổ sâm cho lá, vị thuốc này dùng lá (Folium Tonkinensis) để chữa bệnh. Cây khổ sâm cho lá chỉ cao độ 1m-1,2m, thuộc loại cây bụi. Lá đơn, mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả, gồm 3-6 lá. Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5-6 cm, rộng 2-3 cm, mép nguyên. Mặt dưới lá màu trắng bạc óng ánh, trông giống lá nhót; đó là các lông hình khiên. Mặt trên thường xanh nhạt cũng có một ít lông hình khiên như mặt dưới lá. Khi lá khô đi, màu trắng bạc của mặt dưới lá càng thể hiện rõ hơn, còn mặt trên lại trở nên nâu đen; điều đó giúp ta dễ dàng nhận dạng vị thuốc này. Cụm hoa thường mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị. Hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hơi đỏ. Cây khổ sâm cho lá  thường là cây mọc hoang, đôi khi được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó nó còn được gọi là khổ sâm Bắc bộ. Người ta thu hái lá bánh  tẻ vào các mùa trong năm. Phơi khô. Trước khi sử dụng thường tiến hành sao vàng.
 
Để tìm hiểu vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa "Khổ sâm" xin mời các bạn tìm đọc bài viết của GS.TS Phạm Xuân Sinh trên Báo SK&ĐS số Thứ  Năm ra ngày 28/5/2009.

Ý kiến của bạn