Khò khè ở trẻ em là tình trạng thường gặp, đặc biệt ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm ( 30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này ).
Ảnh minh họa
Khò khè ở trẻ em là gì?
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít).
Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
Khò khè ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
Các nguyên nhân thường gặp nhất là: Suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.
Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: Dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản ), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.
Cần làm gì khi trẻ bị khò khè?
Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: Khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …)
Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
Trẻ khi đã được chẩn đoán là hen suyễn hay viêm phế quản co thắt thì có thể điều trị bằng các thuốc có nguồn gốc thảo dược để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Dù là thuốc điều trị theo y học cổ truyền hay tân dược thì sử dụng cho trẻ sẽ khác nhau về liệu lượng cũng như cách sử dụng đối với thuốc dành cho người lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trao đổi thường xuyên với bác sĩ để theo dõi tình trạng của trẻ.
Tổng đài bác sĩ theo dõi điều trị 1800 5454 35 / website https://www.benhhen.vn/
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin https://www.benhhen.vn/ và https://www.facebook.com/benhhenphequan/ Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. GPQC số: 63/2018/XNTT-QLD Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. |