“Khó chịu” vì ăn sau phẫu thuật và cách xử lý

SKĐS - Không dung nạp thức ăn là khi có cảm giác khó chịu hoặc các triệu chứng khó chịu sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc đồ uống. Ở một số người bệnh, sau phẫu thuật có thể mắc một số chứng không dung nạp thức ăn mà trước khi phẫu thuật chưa từng mắc phải.

Không dung nạp đường

Một số người bị chuột rút, đau dạ dày hoặc tiêu chảy trong vòng khoảng 20 phút sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có nhiều đường. Đây được gọi là hội chứng không dung nạp đường (hội chứng Dumping). Hội chứng này cũng có thể do ăn quá nhiều cùng một lúc.

Một số người cảm thấy yếu, đói, buồn nôn, lo lắng, run rẩy hoặc đổ mồ hôi từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn một bữa ăn có đường. Điều này xảy ra do cơ thể tiết ra thêm insulin sau khi ăn một lượng lớn đường. Có quá nhiều insulin trong máu khiến lượng đường trong máu thấp.

Kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt có đường, các loại nước ép trái cây, kẹo, đường mía, mật ong, bánh ngọt và bánh quy…

Ăn nhiều bữa nhỏ, có nguồn protein trong bữa ăn và bao gồm thực phẩm có chất xơ hòa tan như trái cây đóng hộp, chuối, bơ lạc và bột yến mạch cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.

“Khó chịu” vì ăn sau phẫu thuật - Ảnh 2.

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường khi mắc hội chứng không dung nạp đường.

Không dung nạp chất béo

Một số người gặp khó khăn khi tiêu hóa một lượng lớn chất béo. Lúc đầu hãy thử ăn một lượng nhỏ sau đó tăng lượng chất béo trong chế độ ăn uống một cách từ từ. Thực phẩm giàu chất béo bao gồm: Bơ, bơ thực vật và các loại dầu, mayonaise, ốt kem trộn salad, kem phô mai, khoai tây chiên và khoai tây chiên ngô, đồ chiên, thịt béo.

Nếu đi ngoài phân có mùi hôi hơn bình thường hoặc nhợt nhạt, nhờn hoặc nổi váng, có thể cơ thể tiêu hóa chất béo không tốt.

Không dung nạp lactose (sữa)

Lactose là một loại đường có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose sau khi cắt dạ dày gọi là không dung nạp lactose. Các triệu chứng của chứng không dung nạp lactose bao gồm đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Những triệu chứng này có thể xảy ra từ 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn các sản phẩm từ sữa.

Đưa các sản phẩm sữa trở lại

“Khó chịu” vì ăn sau phẫu thuật và cách xử lý - Ảnh 3.

Người bệnh có thể thử đưa lượng nhỏ sữa và chế phẩm từ sữa vào chế độ ăn.

Để hạn chế tình trạng không dung nạp, hãy từ từ đưa các sản phẩm từ sữa trở lại chế độ ăn uống. Sữa, kem và pho mát mềm có lượng lớn lactose. Phô mai cứng, sữa chua và bơ có lượng đường lactose nhỏ hơn.

Hãy bắt đầu bằng cách uống một khẩu phần sữa khoảng nửa cốc. Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào của chứng không dung nạp lactose thì có thể bắt đầu ăn nhiều thực phẩm từ sữa hơn. Nếu có triệu chứng nào của chứng không dung nạp lactose thì vẫn có thể ăn thực phẩm có lượng lactose nhỏ hơn. Chú ý đến cảm giác sau khi dùng các sản phẩm từ sữa khác nhau và cùng với các thực phẩm không phải từ sữa.

Đôi khi chứng không dung nạp lactose xảy ra sau phẫu thuật và sẽ biến mất theo thời gian. Bệnh nhân có thể thử lại các sản phẩm từ sữa sau một vài tháng để xem liệu có còn các triệu chứng đó hay không.

Hai lãnh đạo Bình Định bị đình chỉ công tác do đi chơi golf trong dịch COVID-19.


BS. Trường Sơn
Ý kiến của bạn