Khinh khí cầu lớn nhất thế giới nổi lên khỏi mặt đất, trong chuyến ra mắt đầu tiên ở Bedfordshire, nước Anh. Mang tên gọi Airlander 10, được mô tả như một phần máy bay, một phần khí cầu, một phần trực thăng, nguyên gốc nó được phát triển cho quân đội Mỹ vào năm 2009 nhưng nó đã được xây dựng lại cho mục đích thương mại.
Khinh khí cầu này có thể được sử dụng với mục đích do thám, chở khách du lịch hoặc hỗ trợ cứu trợ thiên tai thảm họa. Có độ dài 92m, nó còn dài hơn máy bay phản lực thương mại tận 15m, đã được HAV của Anh phát triển trong vòng 9 năm qua. Đây là lần đầu tiên, khinh khí cầu bay lơ lửng ở nhà chờ tại Cardington, và dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ ra mắt vào năm nay.
HAV tin rằng Airlander 10 có thể cất cánh theo chiều dọc và hạ cánh ở bất kể bề mặt nào, bao gồm băng, cát và nước. Nó là tương lai của hành du lịch hàng không. Khinh khí cầu này cần đến 0,39 triệu m khối helium để có thể cất cánh.