Khi khiêu vũ, cơ thể phải tăng cường đốt cháy lượng đường và mỡ trong máu. Khi cơ thể vận động khiến tim đập mạnh, hơi thở gấp, khí huyết lưu thông nên việc nuôi dưỡng và các hoạt động sinh lý của mọi tế bào tăng, việc loại thải các chất cặn độc từ tế bào ra ngoài được nhanh hơn, kích thích sự sinh sản thêm các tế bào mới như tế bào máu, thượng bì và niêm mạc giúp cho da luôn hồng hào mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa.
Lợi ích của khiêu vũ dưỡng sinh
Khiêu vũ dưỡng sinh hay còn gọi là khiêu vũ trị liệu là một môn thể dục nhẹ nhàng, an toàn và có tác dụng phòng và chữa các bệnh mãn tính.
Khiêu vũ dưỡng sinh có tác dụng tích cực đến sức khỏe, cụ thể là:
- Tăng chuyển hóa cơ bản làm cho việc nuôi dưỡng và các hoạt động sinh lý của tế bào tăng;
- Tăng năng lượng cơ thể;
- Tăng hệ miễn nhiễm cơ thể;
- Giúp cân bằng thần kinh, thư giãn tâm hồn, đem lại niềm vui;
- Giúp rèn luyện trí nhớ, bôi trơn các khớp, tăng sức bền của gân và dây chằng, đưa các khớp nhất là các đốt sống bị di lệch hay cong vẹo trở về vị trí bình thường, giúp giải phóng tình trạng thần kinh và tủy sống bị đè ép gây nhiều bệnh về cột sống;
- Giúp trẻ lâu, tăng tuổi thọ nhờ cảm giác ăn ngon ngủ khỏe, tinh thần luôn vui vẻ.
Khi khiêu vũ dưỡng sinh cơ thể nóng lên, toát nhiều mồ hôi, nhịp thở tăng lên… Điều này giúp làm giảm lượng đường và mỡ trong máu, phòng chống tình trạng béo phì, chảy sệ, bệnh tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Song song đó, sự vận động trong khiêu vũ làm tăng cường hoạt động của các cơ bắp, cơ tim, và mọi cơ trơn trong các nội tạng, nên giúp phòng ngừa tốt chứng suy hô hấp, suy thận, táo bón, trĩ, giãn tĩnh mạch chi dưới; giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bất lợi của môi trường như thay đổi thời tiết đột ngột.
Bên cạnh đó, khi thực hiện khiêu vũ, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Tăng cường sức khỏe xương khớp giúp xương dẻo dai, chắc khỏe.
- Góp phần điều tiết hệ tiêu hóa, giúp ăn, ngủ ngon hơn.
- Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, hạn chế mệt mỏi, khó chịu
- Cảm thấy yêu đời, vui vẻ hơn.
- Ngăn ngừa được khả năng mắc các bệnh phổ biến ở người già như Alzheimer, Parkinson,...
- Giải tỏa được mọi căng thẳng tinh thần; giúp người khiêu vũ được cập nhật thông tin về vệ sinh, dinh dưỡng, tăng thêm nhiều kiến thức về tự chăm sóc sức khỏe cho mình, gia đình và cộng đồng.
- Tạo thêm hệ thống miễn nhiễm cho cơ thể (Immunization – System) khiến cơ thể dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh bất lợi của môi trường như nóng, lạnh, ẩm, sự thay đổi thời tiết đột ngột, đồng thời tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng.
Những lưu ý khi khiêu vũ dưỡng sinh
Người cao tuổi khi tập khiêu vũ cần nắm các nguyên tắc:
- Tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian và cường độ tập phù hợp với sức khỏe, với tình trạng bệnh tật của mỗi người.
- Những người bị cao huyết áp, rối loạn tiền đình, gai cột sống và tổn thương khớp nặng chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, đơn giản. Cần loại bỏ các động tác khó, phức tạp và tốn sức không nên cố tập cho bằng được.
- Nên tham vấn các nhà chuyên môn để chọn những vũ điệu phù hợp với đặc điểm tâm lý, sức khỏe người cao tuổi. Khi khiêu vũ, người cao tuổi nên tránh các điệu quá cuồng nhiệt, sôi nổi.
- Nơi tập không được dùng máy lạnh, không có khói thuốc lá, sàn nhảy không quá trơn, tiếng rung của loa không quá lớn, không được tắt đèn trong lúc nhảy, các bước nhảy không quá tốn sức và không gây trượt ngã.
- Nơi thực hành khiêu vũ dưỡng sinh phải rộng, thoáng, sáng sủa (hội trường, sân bãi, quảng trường, vườn hoa, công viên) và phải có sự hướng dẫn của giảng viên, hướng dẫn viên, huấn luyện khiêu vũ.
Xem thêm video được quan tâm
Tiêm vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Chuyên gia nói gì? | SKĐS