Hà Nội

Khi rối loạn tiền đình trở thành rào cản phụ nữ tiến bước

31-03-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Nếu từng trải qua cảm giác quay cuồng kèm theo ù tai tạm thời, mất thăng bằng, thậm chí kèm theo nôn mửa khi bạn đang làm bất kể việc gì... thì bạn không cô đơn, bởi không ít phụ nữ ngấp nghé độ tuổi trung niên cũng đang gặp phải các vấn đề tương tự, gọi là rối loạn tiền đình.

Các bóng hồng chấp nhận “sống chung với lũ”

Độ tuổi ngoài 40 là giai đoạn chín muồi của người phụ nữ trên mọi phương diện, sự nghiệp, gia đình và bản thân. Không ít chị em lẽ ra tiếp tục sải bước tiến trong cuộc sống, song lại vuột mất cơ hội bởi tình trạng choáng váng, chao đảo, buồn nôn, ù tai… do rối loạn tiền đình khiến họ trở nên mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt, công việc.

image001 (1)

Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn, nhất là khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)

Thực tế, nhiều phụ nữ đang âm thầm chịu đựng các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra vì nghĩ rằng đây là “bệnh” tuổi già, đổ thừa cho stress, thiếu ngủ… cùng những lý do khác để trấn an bản thân về tình hình sức khỏe. Ngược lại, một số chị em muốn giải quyết nhưng ngặt nỗi tình trạng này hay tái phát, đành chấp nhận “sống chung với lũ” suốt nhiều năm.

Theo kết quả thăm dò cho thấy, có đến 80% người bệnh có tâm lý chủ quan, coi nhẹ khi thấy xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ bị tiền đình, không đi khám và điều trị ngay. 77% người được hỏi cho biết không hiểu rõ về bệnh, thường nhầm lẫn với chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não. 58% người bệnh tự chẩn đoán bệnh cho mình, hoặc nghe người khác chẩn đoán theo kinh nghiệm chứ không đến bệnh viện để được khám và kiểm tra cận lâm sàng. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng về việc hiểu và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.

Nhận diện cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình

Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên thuộc chuyên khoa tai mũi họng và rối loạn tiền đình trung ương thuộc chuyên khoa nội thần kinh. Trong đó 90-95% người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên, còn lại là rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên có biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được và thay đổi từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…

image002 (1)

Rối loạn tiền đình ngoại biên có biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, xảy ra trong thời gian ngắn (Ảnh minh họa)

Rối loạn tiền đình trung ương thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi nên bệnh nhân thường không chú ý. Tuy nhiên, thời gian sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bị bệnh sẽ thấy đi đứng không vững, choáng váng khi thay đổi tư thế, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng…

Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Cách sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp

Thường, những người bị rối loạn tiền đình sẽ gặp phải những cơn chóng mặt cấp khiến mọi thứ như đang xoay xung quanh mình, nếu không cẩn thận có thể té ngã. Để sơ cứu tại chỗ người bị rối loạn tiền đình, trước tiên cần đưa đến nơi yên tĩnh, thoáng gió và không có tiếng động. Hãy chọn nơi sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất và chỉ chọn 1 tư thế nằm thích hợp như nằm nghiêng trái, phải hoặc nằm ngửa.

Nếu người bị rối loạn tiền đình đang tham gia phương tiện giao thông, bạn nên để người bệnh nằm thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi có nhiều cây xanh và thoáng mát. Lưu ý, nên đặt người bệnh nằm yên và nên tránh thay đổi tư thế thường xuyên vì sẽ rất dễ bị ngã gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.

image003 (1)

Nên để người bệnh ở nơi thoáng mát, tránh thay đổi tư thế thường xuyên (Ảnh minh họa)

Song song đó, cần tránh ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu vào mặt người bị rối loạn tiền đình vì sẽ làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt. Nếu người bệnh buồn nôn, hãy để nôn hết ra nhưng sau đó cho bù nước và chất điện giải bằng dung dịch orezol. Ngoài ra, có thể xen kẽ cho người bệnh uống sữa đặc nóng có đường để làm tăng đường huyết và tránh kiệt sức.

Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn còn tiếp tục những biểu hiện khó chịu thì bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Những phương pháp sơ cứu khẩn cấp này chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. Về lâu dài, người bệnh cần được điều trị và theo dõi tại bác sĩ kết hợp với điều trị phục hồi chức năng do chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn. Mục đích của các bài tập là nhằm tăng cường vận động cơ thể, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và bù trừ sự mất cân bằng chức năng của hệ thần kinh tiền đình.

Thuốc điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiện nay rất đa dạng, nhiều loại thuốc được sử dụng tăng cường tuần hoàn não… Tuy vậy, dùng thuốc gì để điều trị cho có hiệu quả phải được kê bởi bác sĩ trực tiếp khám bệnh cho mình và người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Điển hình như bạch quả, qua các nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu, làm tăng tuần hoàn động mạch và hoạt huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn, chống oxi hóa mạnh, bảo vệ tế bào thần kinh.

Khi kết hợp với đinh lăng - thảo dược được dân gian ví như nhân sâm có tác dụng tăng thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, từ đó có tác dụng giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, kích thích miễn dịch, đặc biệt là tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình, phòng và điều trị suy giảm trí nhớ, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Bên cạnh việc dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ, người bệnh rối loạn tiền đình cần tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn các động tác nhẹ nhàng, tránh lo âu quá mức và tin tưởng, hợp tác điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu thì bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.

Hoạt huyết dưỡng não Traphaco được sản xuất hoàn toàn từ đinh lăng và bạch quả sạch đạt chuẩn GACP-WHO giúp dược tính của thuốc được phát huy tối đa, mang đến hiệu quả vượt trội cho sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thuốc dưỡng não trong suốt hơn 20 năm qua. Thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình, phòng và điều trị suy giảm trí nhớ với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, mất thăng bằng, căng thẳng thần kinh và phòng ngừa tai biến mạch máu não.

image005
Tham khảo thêm tại: https://traphacoshop.com/hoat-huyet-duong-nao-5-vi-bao-phim.html

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ý kiến của bạn