Khí phế thũng là gì?
Bệnh khí phế thũng chỉ gặp ở người lớn. Các tổ chức phổi như phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang) đều có nguy cơ nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính kéo dài, đặc biệt là phế nang. Bởi vì, phế nang được cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác, cho nên, nếu bị căng giãn liên tục, kéo dài, rất dễ bị tạo thành túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng.
Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng
Tương tự với những bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, khí phế thũng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:
Viêm phế quản thể mạn tính: tình trạng này thường phát sinh do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất kích ứng; các loại vi sinh vật tồn tại trong không khí. Một số chất độc hại thường gặp nhất có thể kể đến là khói thuốc lá, khí đốt của rác thải nilon, than đá, bếp củi,... Đồng thời, những vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Sự tấn công của virus là một nguyên nhân gây bệnh
Bệnh hen phế quản: những bệnh nhân bị hen phế quản trong thời gian dài và không được điều trị thường dễ khiến các túi khí bị căng giãn quá mức. Đồng thời, tính đàn hồi của các bộ phận như tiểu phế quản và phế nang cũng bị suy giảm và mất đi.
Những đối tượng bẩm sinh đã bị biến dạng lồng ngực thường dễ bị chít hẹp phế quản khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn.
Các bệnh lý mang tính chất di truyền: điển hình như sự thiếu hụt của A1AT. Đây là loại protein có tác dụng phòng tránh viêm nhiễm cho các tế bào. Đồng thời, chúng cũng tham gia ức chế hoạt động của Enzyme Lactase tại bạch cầu. Sự suy giảm hàm lượng A1AT khiến cấu trúc đàn hồi của phổi dễ bị tổn thương và hình thành bệnh.
Bệnh khí phế thũng có triệu chứng gì đặc biệt?
Khó thở là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi; Ho liên tục, kéo dài; Luôn cảm thấy mệt mỏi; Da xanh xao, nhợt nhạt; Lồng ngực có dạng hình thùng; Suy giảm hệ miễn dịch; Khi bệnh đã nặng, có thể bị phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
Để chẩn đoán, cần làm các xét nghiệm máu ngoại vi, đo chức năng hô hấp, chụp Xquang phổi, tốt hơn là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoăc cộng hưởng từ (MRI).
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh nhân bị khí phế thũng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như: Xẹp phổi: Xẹp phổi có thể đe dọa tính mạng đối với những người mắc nặng, bởi lúc này chức năng của phổi đã bị tổn thương nặng nề; Vấn đề về tim: Bệnh có khả năng làm tăng áp lực trong các động mạch kết nối tim và phổi. Điều này gây ra tình trạng gọi là rối loạn nhịp tim – một phần của tim giãn ra và suy yếu; Các lỗ lớn trên phổi (bullae): Một số bệnh nhân phát triển các khoảng trống trong phổi, gọi là bullae. Chúng có thể lớn bằng nửa lá phổi. Ngoài việc thu hẹp không gian phổi, bullae khổng lồ còn làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi.
Nguyên tắc điều trị như thế nào?
Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống. Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có nhiễm trùng phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, người bệnh dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định.
Trung tâm y tế Bàu Bàng, Bình Dương dốc tâm lực hạn chế bệnh nhân COVID-19 trở nặng