Khi niềng răng phải nhổ răng nào?

21-05-2021 10:00 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Niềng răng phải nhổ răng nào? Câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng khẳng định: Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng? Việc nhổ răng chỉ được tiến hành sau khi bác sĩ xem xét đầy đủ các dữ liệu khoa học đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người niềng.

image001

Niềng răng và những cảnh báo sức khỏe do các khiếm khuyết ở răng

Các nghiên cứu về vai trò của hàm răng chỉ ra rằng: 80% sự tự tin khi cười được quyết định bởi hàm răng đều, trắng, đẹp. Ngoài ra, hàm răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc theo các bác sĩ chuyên môn đây là những dạng sai khớp cắn ảnh hưởng không chỉ đến thẩm mỹ mà quan trọng hơn hết là chức năng ăn nhai, sức khỏe toàn thân.

Niềng răng là phương pháp sử dụng dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng giúp can thiệp các khiếm khuyết răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc. Trung bình, thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1 - 3 năm, tùy vào độ khó của răng cần niềng. Tương ứng với mỗi tình trạng răng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định lộ trình điều trị phù hợp. Ví dụ: Với những trường hợp răng bị khấp khểnh nhiều, cung hàm nhỏ không đủ chỗ để nắn chỉnh răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để niềng. Hoặc nếu bạn gặp phải tình trạng răng thưa, có thể bạn không cần phải trải qua công đoạn nhổ răng mà vẫn kéo khít được răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm.

Những trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng?

Bạn có thể hình dung hàm răng của bạn được cấu trúc giống như việc xếp hàng khi còn đi học. Mỗi chiếc răng đóng vai trò là một thành viên trên cung hàm. Để cho hàng xếp được ngay ngắn và đều, mỗi thành viên cần phải đảm bảo đứng đúng vị trí của mình. Trong trường hợp, diện tích cung hàm không đủ khoảng trống để chứa tất cả các răng, buộc lòng bác sĩ - người chịu trách nhiệm căn chỉnh hàm răng phải “hy sinh” một thành viên nào đó để các thành viên còn lại có đủ chỗ đứng trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.

Đó là lý do một số trường hợp người niềng răng được chỉ định cần phải nhổ bớt một vài răng (không có nhiều chức năng ăn nhai) để tạo ra những khoảng trống giá trị giúp nắn chỉnh các răng khác về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Nhổ răng khi niềng là một kỹ thuật tương đối đơn giản, mất khoảng 10 - 15 phút/1 răng. Răng được lấy nguyên vẹn ra khỏi ổ răng. Khoảng trống nhổ răng được đóng khít khi kết thúc quá trình niềng răng. Tùy tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước hoặc sau khi gắn mắc cài.

image003

Thông thường, niềng răng cho người đã trưởng thành (trên 18 tuổi), các răng và xương hàm đã phát triển đầy đủ và khá cứng chắc nên có thể cần phải nhổ răng khi niềng. Những trường hợp thường phải nhổ răng mới có thể đảm bảo kết quả niềng răng như:

Răng hô

Răng móm

Răng lộn xộn/ khấp khểnh/ lệch lạc

Riêng trường hợp răng thưa, có thể hiếm khi phải trải qua quá trình nhổ răng để niềng. Bởi vì bản chất hàm răng thưa sẽ có khoảng hở giữa các kẽ răng. Nhiệm vụ của niềng răng thưa là đóng khít khoảng trống hở răng. Bác sĩ có thể tận dụng những khoảng trống kẽ răng để nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm mà không cần phải nhổ bỏ bất kỳ chiếc răng nào. Tuy nhiên, chỉ định cụ thể cho từng tình trạng răng còn phụ thuộc vào kết quả thăm khám của bác sĩ với các dữ liệu khoa học như film X-quang, dấu mẫu hàm…

Niềng răng phải nhổ răng số mấy?

Khẳng định lại: Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng. Sau khi trải qua quá trình thăm khám và phân tích bằng các dữ liệu cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ tiến hành nhổ răng nếu thấy cần thiết. Tùy vào tình trạng răng của người niềng mà bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng số 4 hoặc răng số 8. Ngoài ra, nếu người niềng gặp phải những trường hợp đặc biệt như có răng mọc ngầm, răng dư… bác sĩ có thể chỉ định nhổ hoặc tiểu phẫu răng các răng này.

Trường hợp nhổ răng số 4

Răng số 4 là răng cối nhỏ, thường không có nhiều chức năng ăn nhai như các răng khác. Thông thường, các bác sĩ sẽ chọn răng số 4 để làm nhiệm vụ “hy sinh” tạo ra khoảng trống để nắn chỉnh các răng còn lại.

Nhổ răng cối nhỏ khi niềng răng là một thủ thuật tương đối đơn giản, được thực hiện nhẹ nhàng bằng cách gây tê tại chỗ, răng được lấy nguyên vẹn ra khỏi ổ răng. Khoảng trống nhổ răng được đóng khít sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Bởi vì răng cối nhỏ thường chỉ có một hoặc hai chân nên mức độ can thiệp những răng này đa phần đơn giản nên sau khi nhổ răng các bạn vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (Paracetamol 500mg) là ổn. Tùy vào tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bao nhiêu cái răng số 4 để đủ khoảng trống xếp đều răng.

image005

Trường hợp nhổ răng số 8 (răng khôn)

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba hay răng hàm thứ ba, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm. Thông thường khi người đã trưởng thành từ 18 - 25 tuổi, răng khôn mới bắt đầu mọc. Nếu bạn niềng răng khi đã trưởng thành, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phải nhổ răng khôn.

Răng khôn là “đứa em út” đi sau về muộn nhưng lại gây ra nhiều phiền phức nhất. Bởi vì mọc cuối cùng nên chiếc răng em út này gần như không còn khoảng trống trên cung hàm. Khi mọc, răng khôn có xu hướng chen lấn các răng kế cận, làm lệch lạc hoặc gây nguy cơ sâu răng kế bên do thức ăn thường xuyên vắt ở kẽ giữa răng khôn và răng kế. Chưa kể ở người niềng răng, răng khôn mọc có thể làm xô lệch các răng đang trong quá trình nắn chỉnh, làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Chính vì những lý do này mà mặc dù răng khôn ở tận sâu bên trong cung hàm, các bác sĩ cũng chỉ định phải nhổ bỏ bằng được. Không như răng cối nhỏ ở trên, việc nhổ răng khôn có thể sẽ phức tạp hơn. Bởi vì răng khôn có thể mọc ngầm, mọc nghiêng hoặc nằm ngang… nên bác sĩ có thể dùng đến biện pháp tiểu phẫu, rạch nướu để lấy răng ra khỏi xương ổ răng. Vị trí tiểu phẫu sẽ được khâu lại và lành dần trong khoảng 7 - 10 ngày. Sau khi nhổ răng, người niềng có thể bị sưng, đau từ 3 - 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

image007

Nhổ răng khi niềng là một bước vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn là chức năng ăn nhai và sức khỏe của người niềng. Chính vì thế, việc nhổ răng để niềng cần được tiến hành tại nha khoa uy tín và chuyên nghiệp. Tại TP. HCM, Up Dental là nha khoa chuyên sâu về niềng răng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Cùng với đó là trang thiết bị chuyên dụng đảm bảo an toàn và hạn chế đau nhức, khó chịu cho người niềng.

Quan trọng hơn hết là Up Dental chỉ chuyên sâu nghiên cứu và điều trị về niềng răng, chính vì thế các chỉ định nhổ răng để niềng được phân tích rất kỹ càng, đảm bảo an toàn và kết quả chỉnh nha tốt cho người niềng.


Ý kiến của bạn