Khi nào thì nên cạo gió?

18-09-2013 09:28 | Tin nóng y tế
google news

Tôi đọc trên báo và thấy cạo gió là một phương pháp trị bệnh hiệu quả, ít tốn kém. Xin quý báo cho biết, những trường hợp như thế nào thì áp dụng phương pháp này để trị bệnh?

 Tôi đọc trên báo và thấy cạo gió là một phương pháp trị bệnh hiệu quả, ít tốn kém. Xin quý báo cho biết, những trường hợp như thế nào thì áp dụng phương pháp này để trị bệnh?

Hồ Thị Minh (Quảng Bình)

 

Khi nào thì nên cạo gió? 1

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu cùng với các loại dầu cao, dầu gió, dầu tràm, dầu bạc hà... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, cách xa cơ sở y tế.

Cạo gió được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm). Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt...

Khi cạo gió không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

Không áp dụng phương pháp này cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự chẩn đoán và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc chuyên khoa.

Lương y Hữu Đức


Ý kiến của bạn