Những năm gần đây, trên địa bàn cả nước có nhiều người, nhất là trẻ em bị ong đốt phải cấp cứu tại bệnh viện nhiều trường hợp nguy kịch dẫn đến tử vong. Mùa hè, đàn ong hoạt động tích cực, nên nguy cơ người bị ong đốt tăng lên. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách cấp cứu người bị ong đốt và biện pháp phòng tránh ong đốt.
Ở nước ta các loài ong hay đốt người là: ong vò vẽ, ong bầu, ong bắp cày, ong vàng, ong mật... Ong thường đốt người trong các tình huống như sau: khi gặp ong vàng, chúng có thể tự nhiên đốt người; do quấy phá tổ ong: khi người đến gần tổ ong và có những hành động quấy phá như ném, dùng que chọc phá tổ ong, sẽ bị đàn ong tấn công. Do vô tình đến sát tổ ong mà không biết, hoặc giẫm phải tổ ong dưới đất sẽ bị chúng tấn công.
Loài ong mật ngòi có hình răng cưa nên khi đốt người, ngòi cắm vào da người và bị đứt ở lại trong da, đây là đặc điểm để nhận biết bị ong mật đốt. Các loài ong khác, ngòi không có hình răng cưa, khi đốt người xong, chúng rút ngòi ra rồi bay đi, ngòi còn nguyên vẹn, nên các loài ong này có thể đốt người nhiều lần.
BS. Ninh Hồng
Cấp cứu như thế nào?
Trước tiên cần xua đuổi đàn ong để tránh bị chúng đốt nạn nhân nhiều hơn và tấn công người cấp cứu. Dùng giẻ tẩm dầu, quấn vào đầu gậy đốt, hoặc dùng bùi nhùi rơm rạ, đốt để dùng khói xua đàn ong ra khỏi nạn nhân. Nếu có điều kiện, có thể dùng bình xịt thuốc diệt côn trùng để xua đuổi đàn ong.
Xử lý vết đốt: cần rửa vết ong đốt bằng nước sạch và xà phòng. Nếu có ngòi ong trên da nạn nhân thì dùng nhíp gắp bỏ. Dùng cồn iod, hoặc nước oxy già bôi lên vết ong đốt để sát khuẩn. Cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, hay mỡ corticoid lên vết đốt. Không nên bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sau đó chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.
Mời các bạn xem bài sau: Nọc ong có chất gì?
Vào ngày 15/7/23015