TS Michael Fredericson, khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Stanford Medicine ở Palo Alto, California cho biết, ở những bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý khi tiếp tục hoạt động thể chất, đặc biệt là đối với những người bị COVID-19 kéo dài. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch hoạt động và tiến hành một cách thận trọng.
Không nên tập thể dục khi vẫn còn triệu chứng.
1. Trở lại tập thể dục sau nhiễm COVID-19 nên được cá nhân hóa
- 1. Trở lại tập thể dục sau nhiễm COVID-19 nên được cá nhân hóa
- 2. Lời khuyên trở lại tập thể dục sau khi nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc vừa
- 2.1. Không tập thể dục khi vẫn có các triệu chứng của COVID-19
- 2.2. Nên bắt đầu tập chậm và tăng dần cường độ
- 2.3. Hãy lắng nghe cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề về tim mạch
Các bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt (HSS) ở Thành phố New York đã đưa ra khuyến cáo cho các vận động viên trở lại hoạt động thể chất sau khi bị nhiễm COVID-19. Theo đó, mỗi bệnh nhân nhiễm COVID-19 là duy nhất và có thể có sự khác biệt lớn về cách mỗi người trải nghiệm với virus. Do đó, sự phục hồi sức khỏe cũng sẽ khác nhau, vì thế việc bắt đầu tập luyện trở lại sẽ được cá nhân hóa theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên tiếp tục tập luyện nếu:
- Vẫn bị sốt dai dẳng
- Khó thở khi nghỉ
- Ho
- Đau ngực hoặc đánh trống ngực.
Bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào có bệnh tim mạch hoặc phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng.
Đối với bệnh nhân COVID -19 không triệu chứng, sau 7 ngày có thể tiếp tục hoạt động thể chất với mức 50% so với bình thường.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân đã bị COVID-19 bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hoặc khó thở khi tiếp tục tập luyện.
2. Lời khuyên trở lại tập thể dục sau khi nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc vừa
2.1. Không tập thể dục khi vẫn có các triệu chứng của COVID-19
Điều quan trọng nhất mà mọi người nên nhớ là không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng - sốt, mệt mỏi, khó thở. Thay vào đó, nên đợi cho đến khi hết triệu chứng từ 7 đến 10 ngày trước khi tiếp tục tập thể dục.
Không bao giờ là tốt để tập thể dục khi bị ốm hoặc có triệu chứng nhiễm trùng đang hoạt động. Nếu tập thể dục khi đang bị nhiễm virus, có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến các biến chứng khác. TS Fredericson nhấn mạnh.
2.2. Nên bắt đầu tập chậm và tăng dần cường độ
TS Fredericson cho biết, việc bắt đầu tập thể dục như thế nào sau COVID-19 tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bạn trước đó. Đối với hầu hết mọi người, có thể bắt đầu bằng việc đi bộ và tăng dần mức độ.
Đối với hầu hết mọi người, có thể bắt đầu bằng việc đi bộ và tăng dần mức độ.
Khi đã thực hiện được điều này trong khoảng thời gian vài tuần, có thể tập thêm bài tập tim mạch cường độ cao hơn (nhưng không quá sức) để tăng nhịp tim lên một chút so với khi đi bộ.
Fredericson cho biết cách tốt nhất để bắt đầu là đạp xe tại chỗ hoặc tham gia các hoạt động như bơi lội. Nếu bạn xây dựng cường độ dần dần trong khoảng thời gian vài tuần, và ổn thì có thể trở lại các bài tập điển hình của mình.
Đối với những người đam mê thể dục và tập luyện nghiêm túc hơn, có thể lên kế hoạch tập luyện tim mạch hoặc các chỉ số về gắng sức (tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ).
Đây là một chương trình kéo dài 4 tuần để giúp bạn trở lại mức độ thể chất thông thường của mình: Tuần đầu tiên giảm hoạt động xuống 50% so với bình thường. Nếu ổn, trong tuần 2 giảm 30%, tuần 3 giảm 20% và tuần 4 giảm 10% so với hoạt động bình thường. Fredericson cho biết thêm, trong 4 tuần kể từ khi tăng dần khối lượng hoạt động, bạn sẽ quay trở lại quá trình tập luyện trước khi bị bệnh một cách an toàn. Nhưng điều quan trọng là chỉ tiếp tục chương trình nếu bạn cảm thấy ổn sau mỗi lần tăng mức hoạt động.
Sự hồi phục và trở lại tập thể dục của mỗi người là trải nghiệm cá nhân, bạn sẽ phải theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của mình và chú ý đến các triệu chứng khi tập luyện.
2.3. Hãy lắng nghe cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề về tim mạch
Theo TS Fredericson, một số trường hợp COVID-19 có tình trạng viêm dữ dội khắp cơ thể, có thể ảnh hưởng đến cơ tim, gây viêm cơ tim, phát triển chứng loạn nhịp tim, đau tim… Vì vậy, đối với những bệnh nhân có các bệnh lý tiềm ẩn về tim hoặc phổi, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quay trở lại làm việc hoặc hoạt động thể chất.
Đối với những người mắc COVID-19 kéo dài có thể bị mệt mỏi quá mức với các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy đau đầu và hụt hơi khi làm những việc như lên xuống cầu thang hoặc đi lại… Những trường hợp này phải mất một thời gian dài để khỏe lại, và không nên cố gắng tập thể dục trở lại khi đang cảm thấy như vậy.
Bất kỳ hoạt động thể chất nào trở lại đối với những người bệnh này chỉ nên bắt đầu sau khi không còn triệu chứng và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video:
Miền Bắc hứng đợt rét đậm cuối năm 2021