Khi nào dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn?

22-10-2012 11:05 | Tin nóng y tế
google news

Con tôi năm nay 4 tuổi, mỗi lần cháu bị sốt tôi thường sử dụng thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn. Nhưng tôi lại nghe nói dùng nhiều loại thuốc này là không tốt, xin quý báo cho biết điều này có đúng không?

(SKDS) - Con tôi năm nay 4 tuổi, mỗi lần cháu bị sốt tôi thường sử dụng thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn. Nhưng tôi lại nghe nói dùng nhiều loại thuốc này là không tốt, xin quý báo cho biết điều này có đúng không?    

       Hoàng Thị Loan(Hòa Bình)

Một  trẻ được gọi là có sốt khi nhiệt độ đo được ở bên trong hậu môn cao hơn 38oC. Nhiệt độ đo được ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ trong hậu môn. Vì vậy, nếu cặp nhiệt độ ở nách đo được từ 37,5 oC trở lên lúc đó được gọi là trẻ có sốt và chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao từ 38,5 oC trở lên.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Thuốc hạ sốt có nhiều loại, thường được sử dụng là paracetamol dạng uống và viên đạn dạng đặt hậu môn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng dạng đặt hậu môn khi trẻ em không uống được thuốc, nôn nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà bạn không muốn đánh thức trẻ. Việc lạm dụng có thể gây viêm trực tràng, nguy cơ gây kích thích tại chỗ, tùy thuộc vào thời gian dùng, thời điểm đặt thuốc và liều dùng, do đó thời gian dùng càng ngắn càng tốt, nên thay thế sớm bằng thuốc uống.

Không dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm hậu môn, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy.

Để tránh ngộ độc do quá liều, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, liều lượng được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 - 15 mg/kg cân nặng cho 1 lần uống. Khoảng cách giữa 2 lần từ 4 - 6 giờ nếu trẻ bị sốt trên 38,5oC. Một ngày không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol.  

            Bác sĩ Hà Văn Thứ


Ý kiến của bạn