Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

05-10-2024 16:06 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

SKĐS - Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đĩa đệm như một bộ phận giảm xóc, có chức năng hỗ trợ cột sống chuyển động linh hoạt, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, chính các động tác thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, tuổi tác hay trọng lượng cơ thể đều gây áp lực lên cột sống và làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Có cảm giác đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Yếu cơ, khó có thể đi lại vận động, dần dần teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn. 

Đau nhức tay hoặc chân, có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay. Đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ. 

Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là "yên ngựa" trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn. Cơ thể luôn bồn chồn, chân tay động đậy trong khi ngủ.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:

  • Nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
  • Cơ suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
  • Bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

  • Chấn thương cột sống: lao động quá sức, nâng vác, nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc ngồi, cúi, xoay người sai tư thế đều là nguyên nhân có thể gây thoát vị đĩa đệm.
  • Do tuổi tác: khi tuổi ngày một cao, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Một số nguyên nhân khác: thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích…

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Cũng như nhiều căn bệnh xương khớp khác, thoát vị cũng gây ra các cơn đau buốt. Tình trạng đau kéo dài khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nếu khối lượng thoát vị đĩa đệm quá to, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt tình trạng bị đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất kiểm soát khi đi vệ sinh hay thậm chí là tàn phế suốt đời.

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, massage, đeo đai cột sống. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp ít xâm lấn như tiêm tê, sóng cao tần. 

Trường hợp thoát vị chèn ép tủy sống hay dây thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định mổ loại bỏ khối thoát vị để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lâu năm, đã điều trị nội khoa nhưng không cải thiện thì sẽ gặp bác sĩ khám chuyên sâu và tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả.

Dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI cột sống và đo điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương của đĩa đệm, các dây thần kinh, đốt sống liên quan. Bác sĩ có chỉ định mổ hay không hoặc mổ bằng phương pháp nào phù hợp, tùy tình trạng bệnh.

Hiện, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp mổ hở truyền thống thường phải rạch da nhiều (khoảng 10 cm trở lên), vết mổ lớn, mức độ xâm lấn cao, dễ tổn thương khối cơ và mô mềm xung quanh. Hậu phẫu, người bệnh đau nhiều, thời gian hồi phục chậm, hiệu quả điều trị, xử lý các khối đĩa đệm thoát vị giới hạn.

Ngoài việc uống thuốc điều trị thì tham gia hoạt động thể thao có thể giúp giảm đi những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Ngoài việc uống thuốc điều trị thì tham gia hoạt động thể thao có thể giúp giảm đi những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngoài việc uống thuốc điều trị thì tham gia hoạt động thể thao có thể giúp giảm đi những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người bệnh cần tránh các môn thể thao nặng, đòi hỏi nhiều thể lực và có thể làm tăng áp lực lên cột sống. Thay vào đó, nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng nhất là dành cho cơ lưng và cơ bụng.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thoát vị đĩa đệm. Áp dụng chế độ ăn ít đường, sữa, thực phẩm chiên và chế biến sẵn là một cách hiệu quả để giảm viêm và đau trong cơ thể.

Với chế độ ăn uống và các biện pháp can thiệp phù hợp như chăm sóc chỉnh hình và vật lý trị liệu, bạn có thể kiểm soát chứng thoát vị đĩa đệm và sống một cuộc sống chất lượng hơn.

Xem thêm video được quan tâm:

Chuyên gia chỉ ra những nguy hại khi bị chấn thương cột sống | SKĐS


BS. Đào Hùng Hà
Ý kiến của bạn