Khi nào cần kiểm soát cận thị và cần kiểm soát trong bao lâu?

19-01-2023 16:01 | Y học 360
google news

Kiểm soát cận thị là kiểm soát sự xuất hiện của cận thị và làm chậm quá trình tiến triển của cận thị trong giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ nhỏ. Vậy khi nào cần kiểm soát cận thị và cần kiểm soát trong bao lâu? Cùng lắng nghe giải đáp của các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Khi nào cần kiểm soát cận thị và cần kiểm soát trong bao lâu? - Ảnh 1.

Cận thị ở trẻ nhỏ có nguy hại gì?

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cận thị ở trẻ em được tăng dần:

- Cận thị nhẹ (dưới -3.00 đi-ốp): Chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa và gây ra những bất tiện trong đời sống hằng ngày, không có nguy hiểm đến mắt.

- Cận thị trung bình (từ -3.25 đến -6.00 đi-ốp): Trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến học tập, gây khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao, ngoài trời. Độ cận tăng dần theo thời gian và có thể diễn biến nặng.

- Cận thị nặng (trên -6.00 đi-ốp): Cận thị nặng ở trẻ có thể tăng độ nhanh chóng và phát triển thành một bệnh ở mắt với nguy cơ cao bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và đe dọa gây mất thị lực vĩnh viễn.

Từ năm 2012, các nhà lâm sàng đều thống nhất không còn vùng an toàn đối với cận thị. Mức độ nguy hại của cận thị không còn phụ thuộc vào độ cận. Điều đó có nghĩa dù độ cận là thấp, trung bình hay cao, thì vẫn đều có nguy cơ gây ra bệnh lý và tổn thương trên nhãn cầu.

Một đứa trẻ 6 tuổi cận 1 độ nếu mất kiểm soát có thể cận đến 8 độ, nhưng nếu kiểm soát tốt sẽ chỉ cận 4-5 độ. Sự khác biệt của vài độ cận này là rất lớn, vì khi đủ 18 tuổi, trẻ có thể phẫu thuật khúc xạ để không cần đeo kính, nếu các thông số của mắt đảm bảo. Nguy cơ mắc các bệnh về mắt với một người cận 4 độ cũng ít hơn nhiều so với 8 độ.

Khi biết chính xác mức độ cận sẽ tìm được những cách điều trị phù hợp nhất với trẻ. Thông thường độ cận có thể tăng từ 0.25 đến 1 đi-ốp mỗi năm, do đó cần khám mắt định kỳ 6 tháng để theo dõi và kịp thời phát hiện bất thường.

photo-1673594795551

Tỉ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng gia tăng

Triệu chứng cận thị ở trẻ em

Trẻ em có thể bị cận thị bẩm sinh hoặc cận thị do các yếu tố môi trường tác động. Do đó, bố mẹ cần phải quan sát thói quen sinh hoạt thường ngày của con để phát hiện những điều bất thường, cụ thể:

- Khi nhìn xa trẻ thường tập trung lâu và nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.

- Khi học bài, sử dụng thiết bị điện tử luôn để ở khoảng cách gần mới có thể nhìn rõ.

- Trẻ không thích tham gia những hoạt động phải nhìn xa, hoạt động thể thao.

- Trẻ thường kêu mỏi mắt, đau nhức mắt.

Ở trẻ 3 tuổi cận thị thường do bẩm sinh, bố mẹ nên quan sát biểu hiện thường ngày của con để sớm phát hiện cận thị ở trẻ như sau:

- Mắt trẻ nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng, thường nheo mắt khi ra ngoài trời.

- Trẻ thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt.

- Bé không thể nói đúng tên đồ vật khi để ở xa.

Cách tốt nhất để biết chính xác tình trạng sức khỏe mắt của trẻ là khám mắt định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín.

photo-1673594798829

Khi nào cần kiểm soát cận thị ở trẻ và kiểm soát trong bao lâu?

Khi nào cần kiểm soát cận thị ở trẻ?

Kiểm soát cận thị là kiểm soát sự xuất hiện của cận thị và làm chậm quá trình tiến triển của cận thị trong giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ nhỏ.

Cận thị xuất hiện càng sớm, tốc độ tiến triển càng nhanh thì nguy cơ các vấn đề thị giác sẽ càng nhiều. Cận thị nặng là hậu quả việc kiểm soát cận thị không tốt và gây nên các biến chứng tại mắt nguy hiểm kèm theo như: thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc, thoái hóa hoàng điểm cận thị, glaucoma,…

Ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc khác của mắt thì cận thị cao còn ảnh hưởng đến chất lượng thị giác và chất lượng cuộc sống,

Đặc biệt hiện nay, các em nhỏ ngày càng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong học tập, tư thế ngồi học không phù hợp và bố mẹ quan tâm không đúng đến môi trường, ánh sáng học tập của con. Từ đó dẫn đến việc các em mắc tật khúc xạ, nhất là cận thị ngày càng nhiều. Đến khi có những diễn tiến nặng mới đi khám thì thị lực đã suy giảm. Vì vậy, kiểm soát cận thị sớm cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Ngoài thắc mắc về tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới việc khi nào cần kiểm soát cận thị và tới khi nào thì ngưng

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cần kiểm soát ngay khi phát hiện trẻ bị cận thị. Đồng thời, các bác sĩ sẽ cân nhắc ngưng kiểm soát cận thị khi tình trạng cận thị của trẻ ngưng tiến triển hoặc trẻ đủ 18 tuổi và có nhu cầu phẫu thuật khúc xạ.

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, có thể phát hiện và điều trị các bệnh về mắt. Các phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm khi kiểm soát cận thị cho trẻ tại đây.

Liên hệ ngay đến số điện thoại 1900 27 7227 để được tư vấn miễn phí.

photo-1673594801039


PV
Ý kiến của bạn