Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?

06-07-2024 11:22 | Y học 360
google news

SKĐS - Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao, chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường. Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?

Làm sao phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn Hp và tái phát viêm loét dạ dày?Làm sao phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn Hp và tái phát viêm loét dạ dày?

Vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày tái đi tái lại gây ra nhiều phiền toái đối với người mắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Vì vậy mỗi người bệnh cần hiểu và tuân thủ các nguyên tắc điều trị đúng.

Việc điều trị HP khó khăn, cần được cân nhắc kỹ và đúng chỉ định, không nên lạm dụng.

Vi khuẩn HP trong dạ dày có đặc điểm gì?

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ: Helicobacter Pylori) có hình que với nhiều tiêm mao hình xoắn, được phát triển bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày.

Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.

Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.

Khi tồn tại trong dạ dày, chúng có thể gây đau dạ dày với nhiều biểu hiện như: Đau và nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,... Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu được lây truyền từ người qua người theo đường miệng - miệng và lây truyền qua phân.

Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn HP trong dạ dày có thể gây các bệnh như:

  • Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
  • Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Loét dạ dày - tá tràng
  • Ung thư dạ dày
  • U lympho B niêm mạc dạ dày

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.

Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh … Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.

  • Đau bụng nhiều lần
  • Buồn nôn và nôn
  • Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi
  • Giảm cân không rõ nguyên do
  • Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,…

Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP

Thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổi 50 đều có vi khuẩn HP, tình trạng này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ tuổi. Mặt khác, chỉ có một số chủng HP có khả năng gây ung thư dạ dày. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xét loại vi khuẩn này dưới 2 khía cạnh lợi - hại và khi nào cần tiến hành điều trị cũng dựa trên 2 khía cạnh này.

Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% số người bị nhiễm HP không hề bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng gây bệnh dạ dày. Còn với những người không mắc bệnh lý này thì nó lại có một số ưu điểm. Cụ thể, khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormone renin kích thích sự thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn (do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều). Bên cạnh đó, đối với các bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh này hơn so với nhóm người không nhiễm HP.

Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng.

Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng.

Trường hợp nào nên điều trị vi khuẩn HP?

Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng chỉ nên điều trị vi khuẩn HP trong các trường hợp:

  • Loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn
  • Mắc chứng khó tiêu chức năng
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
  • Có khối u trong dạ dày: Polyp tăng sản, adenoma, đã cắt hớt niêm mạc,...
  • Ung thư dạ dày sớm đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc dạ dày qua nội soi
  • Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã trải qua phẫu thuật
  • Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày
  • Trào ngược dạ dày - thực quản trong thời gian dài
  • Thiếu vitamin B12 hoặc sắt không rõ nguyên nhân
  • Làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như khai thác than, chì,...

Xem thêm video được quan tâm

Loại chuối nào tốt nhất cho sức khoẻ? | SKĐS


Bs. Thanh Hằng
Ý kiến của bạn