1. Dán sứ veener là gì?
Dán sứ veneer là một phương pháp làm đẹp cho hàm răng bằng cách dán lớp vỏ mỏng lên trên bề mặt răng, để che những khuyết điểm của răng, mang lại vẻ đẹp cho hàm răng mà không làm ảnh hưởng đến răng thật, đồng thời vẫn có thể đảm bảo chức năng ăn nhai không bị ảnh hưởng.
Veneer được làm từ sứ, composite hoặc nhựa tổng hợp để gắn lên răng. Những chất liệu này siêu mỏng chỉ dày 0,3 mm - 0,5mm. Ngày nay, dán sứ veneer ngày càng được ưa chuộng vì hiệu quả cao và không mất nhiều thời gian để thực hiện, không gây ê buốt.
2. Khi nào nên dán sứ veneer?
Dán sứ veneer có tác dụng phục hình cho những răng chỉ tổn thương ở mức độ nhẹ. Thông thường, dán sứ veneer dùng cho các trường hợp:
- Răng bị mòn cạnh.
- Răng nứt nẻ/mẻ do chấn thương.
- Răng thưa, giữa các răng có các khe hở.
- Răng mọc lệch nhẹ, phát triển không đều.
- Răng đổi màu hoặc không tẩy trắng được.
Lưu ý, những trường hợp dán sứ đòi hỏi không bị xô lệch răng, răng quá tối màu...
2.1. Răng thưa, hở mức độ nhẹ
Những trường hợp răng thưa, hở mức độ nhẹ tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, nhưng có thể khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, nếu không vệ sinh răng miệng, răng thưa, hở có thể gây hôi miệng, mắc các bệnh răng miệng do các thức ăn thừa bám vào các vị trí răng hở.
Với những trường hợp này, dán răng sứ veneer là một sự lựa chọn thích hợp và hiệu quả cao giúp hàm răng khít, đều đặn và đẹp hơn..
2.2. Mòn men răng
Mòn men răng có nguyên nhân do nhiều thói quen xấu như: Vệ sinh răng miệng kém; ngủ hay nghiến răng; ăn uống thực phẩm có nhiều đường, axit, có màu đậm… Người có men răng bị mòn khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh, chua sẽ có cảm giác ê buốt răng hoặc bị lộ lớp ngà răng.
Trường hợp này khi dùng phương pháp dán sứ sẽ giúp bảo vệ mô răng thật không bị bào mòn và tránh hư tổn răng.
2.3. Răng móm, răng hô mức độ nhẹ
Mặc dù niềng răng có thể giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng móm, răng hô mức độ nhẹ, tuy nhiên phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian thực hiện hơn. Có thể lựa chọn dán sứ trong những trường hợp này nếu cấu trúc xương hàm vẫn bình thường.
2.4. Răng ố vàng, xỉn màu
Răng ố vàng, xỉn màu có nhiều nguyên nhân: Hút thuốc lá, uống trà, cà phê, vệ sinh răng miệng kém… nhiều người lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng, tuy nhiên nếu sau tẩy trắng vẫn duy trì thói quan xấu thì răng sẽ xỉn màu và ố vàng trở lại. Việc sử dụng dán sứ veener giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng lâu dài.
2.5. Răng bị mẻ, nứt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị mẻ, nứt: Sâu răng, cấu trúc răng yếu, cắn mạnh… Nếu để lâu tình trạng mẻ, nứt răng… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, thậm chí cả hàm. Do đó, khi bị sứt mẻ nhẹ, nên tiến hành dán sứ càng sớm càng tốt.
3. Ai không nên dán sứ?
Mặc dù là một phương pháp thẩm mỹ cho răng, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này.
Một số người không nên dán sứ veneer:
- Mắc bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh chân răng, áp xe răng...
- Răng mọc lệch nghiêm trọng hoặc sai khớp căn nặng.
- Người bị sâu răng, có lỗ lớn, mòn men răng.
- Răng thưa, hở kẽ quá nhiều.
- Răng mẻ, gãy vỡ quá 1/3 thân răng.
- Răng bị nhiễm màu nặng.
- Răng yếu, dễ bị tổn thương.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đánh Răng Mỗi Ngày Nhưng Không Phải Ai Cũng Làm Đúng Cách | SKĐS