Hà Nội

Khi nào Bộ GD&ĐT sẽ 'gỡ khó' về việc tăng lương cho giáo viên?

31-07-2023 11:21 | Thời sự
google news

SKĐS - Mới đây, hơn 300 giáo viên tại Hà Nội đã nộp đơn kiến nghị về Thông tư 08 của Bộ GD&ĐT khi quy định mới khiến họ mất cơ hội tăng lương dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến cho ngành.

Cả nước thiếu hơn 118.000 giáo viên các cấp học, nguyên nhân do đâu?Cả nước thiếu hơn 118.000 giáo viên các cấp học, nguyên nhân do đâu?

SKĐS - Bộ GD&ĐT thừa nhận, tính đến hết năm học 2022 - 2023, tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước.

Hơn 300 giáo viên Hà Nội bức xúc vì mất cơ hội tăng lương

Trong số hơn 300 giáo viên nộp đơn kiến nghị này có những giáo viên 28 năm làm nghề, chờ gần 9 năm để nhận lương bậc đại học vẫn "hụt" vì thiếu 2 tháng. Nếu chờ tiếp, có những giáo viên đến tuổi nghỉ hưu cũng không còn cơ hội tăng lương.

Gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Nguyễn Thu Hằng - giáo viên dạy Địa lý (Trường THCS Đống Đa, quận Đống Đa) là 1 trong hơn 300 giáo viên tại Hà Nội mới đây đã nộp đơn kiến nghị về Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT khi ban hành quy định mới khiến giáo viên mất cơ hội tăng lương dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến.

Cô Hằng hiện nay là giáo viên cốt cán của quận Đống Đa với nhiều thành tích nhưng từ khi ra trường đến nay cô vẫn giữ bậc lương giáo viên THCS hạng III với khoảng 8,5 triệu đồng/tháng và chưa được thăng hạng lần nào. Trước đó, Bộ GD&ĐT có một đợt thăng hạng cho giáo viên với yêu cầu 1 năm có bằng đại học. Cô Hằng có bằng nhưng thiếu 3 ngày nên không được. Mới đây Bộ GD&ĐT tiếp tục có đợt thăng hạng thì lại tăng quy định từ 1 năm lên 9 năm. Điều này có nghĩa cô Hằng lại không đạt yêu cầu và phải chờ nhiều năm nữa trong khi ít năm nữa cô về hưu.

Trong đơn kiến nghị về Thông tư 08 của Bộ GD&ĐT khi quy định mới khiến nhiều giáo viên mất cơ hội tăng lương dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến cho ngành, các giáo viên cho biết, Sở Nội vụ Hà Nội đang triển khai thu hồ sơ dự thăng hạng cho giáo viên theo thông tư 08/2023/TT- BGDĐT và yêu cầu giáo viên phải có bằng đại học từ năm 2014, đủ 9 năm tính đến hết thời gian nộp hồ sơ 30/8/2023.

Khi nào Bộ GD&ĐT sẽ "gỡ khó" về việc tăng lương cho giáo viên? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Với quy định này, nhiều giáo viên đạt trên chuẩn trước khi bổ nhiệm xếp lương hạng III mới (tức có bằng đại học trước năm 2019 theo Luật Giáo dục) vẫn không đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Các giáo viên mong muốn Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, chỉ yêu cầu giáo viên có bằng đại học 1 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng và có đủ 9 năm giữ hạng tương đương hạng III được nộp hồ sơ dự thăng hạng bổ sung trong đợt này.

Được biết, hiện trong nhóm đã có gần 1.000 giáo viên Hà Nội và một số địa phương trong cả nước làm đơn kiến nghị về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp này.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn các địa phương

Liên quan đến những bức xúc của giáo viên, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết đã nhận được đơn kiến nghị về vướng mắc trong triển khai Thông tư 08 về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên.

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, hiện Cục đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn các địa phương, trên tinh thần đảm bảo quyền lợi tốt nhất của giáo viên. Dự kiến đầu tuần này sẽ phát hành văn bản này để các địa phương có cơ sở thực hiện và thầy, cô giáo yên tâm công tác.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, theo dự thảo văn bản nói trên, những ai trước đây đã đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được giữ nguyên chuẩn. Quy trình ban hành văn bản phải trên cơ sở thống nhất ý kiến của Bộ Nội vụ quy định.

"Cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành văn bản cũng bị ràng buộc bởi những quy định pháp luật khác nên nhiều điều Bộ GD&ĐT mong muốn nhưng chưa thực hiện được, chẳng hạn lương, phụ cấp cho nhà giáo.

Đặc biệt, trong quá trình ban hành văn bản, có thể cơ quan quản lý không lường trước các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Chẳng hạn, có thầy cô không được thi tuyển hoặc thi tuyển nhưng không đỗ… Khi phát hiện những vướng mắc, bất cập nảy sinh trong thực tiễn, cần điều chỉnh ngay, đảm bảo phù hợp với khách quan và quyền lợi chính đáng của giáo viên", ông Vũ Minh Đức cho hay.

Lý do có hàng chục nghìn học sinh lớp 1 bị đánh giá, xếp loại ‘Chưa hoàn thành’Lý do có hàng chục nghìn học sinh lớp 1 bị đánh giá, xếp loại ‘Chưa hoàn thành’

SKĐS - Theo Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, con số đánh giá chất lượng dạy học ở bậc tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng không có gì khác biệt so với các năm.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn