Khi nào áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão vào Biển Đông?

16-09-2024 11:55 | Xã hội
google news

SKĐS - Dải hội tụ nhiệt đới có trục nối với áp thấp nhiệt đới đang khiến vùng biển phía Nam nước ta có mưa dông mạnh, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng mực nước dâng bất thường gây sạt lở đê biển.

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải mạnh nhất trong hơn 70 nămBão Bebinca đổ bộ Thượng Hải mạnh nhất trong hơn 70 năm

SKĐS - Ngày 16/9, bão Bebinca, với sức gió lên tới 151 km/h, đã tấn công trực diện Thượng Hải, trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ thành phố này trong hơn 7 thập kỷ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát đi bản tin đầu tiên về áp thấp nhiệt đới trên biển. Hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Khi nào áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão vào Biển Đông?- Ảnh 2.

Vị trí của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển Philipines.

Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới)

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

10h/17/9

Tây, 15-20km/h, di chuyển vào Biển Đông

16,8 N-119,9E; trên vùng ven biển phía Tây đảo Lu Dông

Cấp 7, giật cấp 9

15,0N-19,0N; phía Đông kinh tuyến 118E

Cấp 3: khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông

10h/18/9

Tây Tây Nam khoảng 20km/h, mạnh lên thành bão

15,9N-116,1E; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía Đông Đông Nam

Cấp 8, giật cấp 10

14,0N-18,0N; 114,0-118,0E

Cấp 3: khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

Trên biển, từ sáng ngày 17/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9 (75-88km/h), biển động mạnh. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 2,0-4,0m.

Thời tiết biển hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 15-18 độ Vĩ Bắc nối với áp thấp nhiệt đới hồi 7h ngày 16/9 có vị trí ở khoảng 16.6-17.6 độ Vĩ Bắc, 124.0-125.0 độ Kinh Đông; kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và dông ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan.

Ngoài ra, ngày và đêm 16/9, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Hiện nay, mực nước triều tại khu vực ven biển phía Tây của Nam Bộ đang ở mức cao, cần đề phòng mực nước dâng bất thường gây sạt lở đê biển.

Ngày và đêm 17/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao 3,0-5,0m.

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió tây nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m.

Vì sao không nằm ở tâm bão nhưng Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng... lại thiệt hại nặng nề?Vì sao không nằm ở tâm bão nhưng Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng... lại thiệt hại nặng nề?

SKĐS - Hoàn lưu sau bão là hiện tượng mưa lớn thành từng trận. Những cơn mưa này thường kéo dài và xuất hiện khi cơn bão đã qua, nhưng những dải mây xoắn vẫn duy trì nên tiếp tục gây mưa là nguyên nhân khiến nhiều tỉnh thiệt hại nặng sau bão số 3.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế khuyến cáo đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn