Khi động vật hoang dã vẫn là miếng mồi ngon

19-03-2013 10:49 | Pháp luật
google news

Những ngày gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD), trong đó có những vụ vận chuyển số lượng lớn, nhiều chủng loại động vật quý hiếm.

Những ngày gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD), trong đó có những vụ vận chuyển số lượng lớn, nhiều chủng loại động vật quý hiếm.

Ngay sau khi lực lượng kiểm lâm huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt vụ vận chuyển gần 200kg động vật hoang dã, Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) bắt giữ một đối tượng vận chuyển 80 con kỳ đà và 68 con rùa có trọng lượng gần 710kg. Công an TP. Ðà Nẵng cũng đã phát hiện và bắt giữ 58 cá thể heo rừng, nai, nhím, khỉ mặt đỏ, khỉ lông vàng đã chết được đựng trong tủ lạnh với số lượng hơn 500kg. Mới đây, ngày 27/2, Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện, bắt giữ 1 xe ôtô vận chuyển trái phép 18 con kỳ đà, 34 con rùa màu vàng, 5 con tê tê, 1 con trăn và 3 con rắn đầu đỏ. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng khai nhận đã thu mua động vật hoang dã từ nhiều nguồn, sau đó vận chuyển để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. ĐVHD được xem là món khoái khẩu, là đặc sản mang tính vùng miền, được xem là vị thuốc khi ngâm rượu, thậm chí là món ăn mang màu sắc tâm linh, đem lại điều may mắn... Nhiều người thừa nhận rằng thịt ĐVHD lạ và ngon hơn động vật nuôi nhốt, gây tò mò, hấp dẫn thực khách. Thực tế, ngay cả gia súc, gia cầm nuôi thả rông cũng đã cho thịt thơm, ngon và bổ dưỡng hơn các loại gia súc, gia cầm nuôi nhốt, ăn thức ăn chế biến công nghiệp, không chỉ nhờ nguồn thức ăn phong phú từ tự nhiên mà thịt còn săn chắc do chúng được vận động nhiều...

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), mỗi ngày có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá thể động vật     hoang dã bị săn bắt để làm thực phẩm hoặc sử dụng làm thuốc. Ðây là con số gây sửng sốt cho những ai có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm nhanh chóng các loài động vật hoang dã. Mặc dù tội vi phạm về bảo vệ ĐVHD quý hiếm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc, song thực tế, các hành vi xâm hại đến các loại ĐVHD vẫn diễn ra, một mặt là do công tác bảo vệ chưa nghiêm, mặt khác do ý thức của cộng đồng chưa tốt, do lợi nhuận mang lại rất cao từ các hoạt động phi pháp này. Việc săn bắt, tiêu thụ, buôn bán là nguyên nhân chính đẩy các loài ĐVHD  của Việt Nam tới tuyệt chủng. Do đó, cần nâng cao ý thức cộng đồng dân cư, có nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ các loài

Dũng Minh


Ý kiến của bạn