Vì sao đôi chân “im lặng” ốm
Đôi chân chống đỡ cả cơ thể nhưng lại là bộ phận thường “im lặng” khi gặp vấn đề. Lý do bởi căn bệnh phổ biến nhất ở chân là suy giãn tĩnh mạch (hay còn gọi suy giảm tĩnh mạch) lại đến một cách từ từ, chậm rãi khiến người bệnh rất khó nhận biết sự nguy hiểm cần can thiệp, chữa trị dẫn đến diễn tiến của bệnh ngày càng nặng nề hơn.
Các triệu chứng của suy giảm tĩnh mạch rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau cơ, đau và viêm khớp. Bệnh diễn biến nặng, còn do sự chủ quan, thói quen dễ dàng chấp nhận sống chung với bệnh và ý thức chăm sóc sức khỏe đôi chân chưa cao.
Đôi chân mắc bệnh do chịu áp lực lớn nhất cơ thể nhưng lại ít được chăm sóc. Nhất là đối với phụ nữ, đôi chân phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể lớn khi mang thai, khi mang giày cao gót, mặc quần áo bó chặt, hay việc đứng ngồi quá lâu. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện cách ly, nhiều cơ quan doanh nghiệp thực hiện làm tại nhà, đôi chân lại có nguy cơ thiếu đi sự vận động cần thiết.
Đôi chân, với “trọng trách” gánh đỡ cơ thể, theo thời gian tất yếu cũng sẽ lão hóa. Tệ hơn, chúng dễ sinh bệnh nếu “quá tải”. Đầu tiên, bạn cảm thấy đôi chân nặng nề, và mỏi nhiều hơn, đặc biệt về cuối ngày. Lúc này, các cơ, gân, dây chằng và các ven tĩnh mạch ở chân bắt đầu suy yếu song mắt thường không nhìn được.
Tiếp đến, theo thời gian, các triệu chứng âm thầm tăng dần, chân đau, nặng chân hơn và thậm chí sưng vào cuối ngày. Lúc này có thể thấy các mạch máu xanh tím nổi lên nhưng đó cũng là lúc đôi chân bắt đầu gặp các vấn đề nặng hơn bạn nghĩ.
Từ đây các biểu hiện liên quan đến bệnh suy giảm tĩnh mạch chân đã trở nên rất rõ ràng song việc chữa trị cũng phức tạp hơn. Trong trường hợp bị suy giãn nặng hoặc đã có biến chứng thì ngoài điều trị nội khoa, để có kết quả tốt, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật, chắc chắn sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều.
Kiểm soát sức khoẻ đôi chân
Điều quan trọng nhất để bảo vệ đôi chân là phải chú ý và kiểm soát tình trạng sức khỏe của nó. Điều đó sẽ giúp phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch sớm và có thể hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
Đặc biệt, trong thời gian giãn cách để bảo đảm phòng chống dịch COVID-19, thói quen vận động hằng ngày bị thay đổi, để bảo vệ cho đôi chân luôn khoẻ mạnh, chúng ta càng cần phải chú ý đến lối sống, tình trạng đôi chân của mình.
Theo đó, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu nhằm tránh tình trạng máu khó lưu thông. Khi không ra ngoài vận động, trong không gian hẹp, bạn cũng hãy chọn các bài tập thể dục phù hợp phối hợp với việc ngâm chân bằng nước lạnh giúp quá trình lưu thông máu.
Các bài tập giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả thường bao gồm các động tác thả lỏng, nâng cao chân giúp máu đưa nhanh về tĩnh mạch có hiệu quả hơn và gập duỗi ngón/cổ chân nhằm tránh dồn ứ máu tại các vị trí này, đồng thời tăng cường sức cơ của bàn chân và cẳng chân.
Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, trái cây chứa các loại vitamin C và E để hỗ trợ sản xuất collagen và eslatin giúp săn chắc, ngăn ngừa sự phá hủy của thành tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch hoạt động trơn tru hơn. Đây cũng là hai loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông đều đặn.
Bên cạnh đó, lưu ý bổ sung các thực phẩm chứa Magie (rau lá xanh, bơ, chuối, rau cải và khoai lang...) để hỗ trợ tổng hợp máu tốt hơn, tránh gây các vấn đề về huyết áp và tê thấp tay chân. Bổ sung kẽm (có trong các loại hạt) giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc máu tốt hơn.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên kiểm tra tình trạng của chân để có thể phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh. Một cách nhanh chóng để bạn kiểm tra tuổi của chân và nguy cơ suy tĩnh mạch của mình bằng cách truy cập vào link sau: https://daflon.com.vn/chan-ban-bao-nhieu-tuoi/. Trong trường hợp phát hiện sớm suy tĩnh mạch, có thể dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ để giảm đau và ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, phổ biến như Daflon®500mg - thuốc trợ tĩnh mạch có hiệu quả và được giới chuyên môn tin dùng.
Để kiểm tra tình trạng chân, bạn có thể đến các bệnh viện lớn, hoặc hệ thống các nhà thuốc. Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này và cách phòng ngừa tại website https://daflon.com.vn/
PV