Khí công Bát đoạn cẩm - di sản vô giá của Trung Hoa

SKĐS - Bạn có biết rằng khí nội công Bát đoạn cẩm hiện đang được người dân Bắc Kinh luyện tâp hàng ngày để duy trì sức khỏe.

Các bài thuốc dân gian và khí công hài hòa giữa Tâm và Thân là di sản vô giá trong kho tàng chữa bệnh của người Trung Hoa (Nguồn video: Euro News)

21,8 triệu là dân số của Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo trang tin châu Âu euronews.com, thành phố 3000 năm tuổi này đang phát triển nhanh nhất trong suốt 10 năm với 22 tuyến tàu điện ngầm và 370 nhà ga.

Dù sầm uất, Bắc Kinh vẫn duy trì các giá trị truyền thống, đặc biệt là thực hành khí công Bát đoạn cẩm của môn phái võ Thiếu Lâm tự trong nhân dân và dùng thảo mộc dân gian chữa bệnh. Sự hài hòa giữa tâm và thân đã giúp thành phố có 7 di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận (trong đó có Tử cấm thành, Đền Trời, và một phần Vạn lý trường thành) gìn giữ di sản vô giá.

Bài tập Khí công Bát đoạn cẩm nâng cao sức khỏe của bậc thầy Faye Yip, Chủ tịch Hiệp hội Khí công Anh quốc

Bát đoạn cẩm là bài tập khí công vào lúc buổi sáng hoặc buổi chiều lúc cơ thể không mệt mỏi. Bát đoạn cẩm gồm 8 động tác mềm mại uyển chuyển như dệt lụa. 8 động tác này thể hiện tính chất mềm dẻo của cơ thể và mang lại năng lượng cho cơ thể. Đây là một loại khí công chữa bệnh, giúp nâng cao thể trạng. Một số võ sư cũng thường xuyên luyện tập bát đoạn cẩm hàng ngày như bài tập bổ trợ nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.

Các bài tập Bát đoạn cẩm bắt nguồn từ đời nhà Tống (từ năm 960-1127) ở Trung Hoa. Những bài tập này do Hán Chung Li và Lã Động Tân, hai trong số Bát Tiên của Trung Hoa tạo nên.


Bảo Linh
Ý kiến của bạn