Khi cơ thể nhầm nỗi sợ hãi là sự yêu thương

19-08-2016 07:54 | Sức khỏe sinh sản
google news

Khi nào đầu gối bủn rủn nghĩa là tình yêu đang chớm nở, khi nào điều đó chỉ đơn thuần là sự sợ hãi? Một thí nghiệm lý thú đã chỉ ra rằng, người nào muốn chiếm được trái tim đối phương thì nên chọn một nơi sôi động cho buổi hẹn đầu tiên.

Con tim đập loạn nhịp khi hồi hộp bất an, bụng thì cồn cào khó tả. Đó là những dấu hiệu khi người ta yêu. Hoặc khi đi trên một cây cầu dài, lắc lư ở trên cao. Điều này các nhà tâm lý học Donald Dutton và Arthur Aron của ĐH Britisch Columbia đã nghĩ tới năm 1974, và đặt ra câu hỏi liệu con người có hiểu các dấu hiệu giống nhau của cơ thể theo các cách khác nhau hay không: Trong ví dụ này là sự yêu thương và nỗi sợ hãi.
Họ đã cho các đối tượng nam đi trên cây cầu treo Capilano Canyon ở bắc Vancouver. Cây cầu này cao 76m và dài 137m - đung đưa mỗi khi gió thổi. Một nhóm đàn ông thứ hai thì đi trên cây cầu nhỏ hơn và vững chắc hơn ở gần đó. Ở cuối mỗi cầu là một cô gái trẻ. Cô này giao nhiệm vụ viết truyện theo tranh cho các đối tượng nghiên cứu. Rồi cô cho họ số điện thoại để họ liên lạc nếu sau này có thắc mắc gì về nghiên cứu này.
Khi cơ thể nhầm nỗi sợ hãi là sự yêu thương 1
Các tín hiệu cơ thể bị hiểu sai
Và cô gái thường xuyên nhận được điện thoại - và phần đông là từ những người đàn ông đi qua cây cầu lắc lư kia. Họ không cho tín hiệu cơ thể là nỗi sợ hãi mà là sự phấn khích với người đàn bà trước họ. Tuy nhiên tự họ không biết được điều đó: Khi được hỏi về lý do gọi điện thoại thì họ trả lời rằng người phụ nữ có đôi mắt đẹp hoặc cô này đã rất thân thiện.
Sự diễn giải tương đối liên quan tới lòng tự trọng này chỉ ra một điều: Cơ sở sinh lý học của cảm giác thường là giống nhau. Cảm xúc nào thực sự được cảm nhận được quyết định bởi yếu tố môi trường xung quanh.
Thí nghiệm cổ điển này đã củng cố học thuyết được phát triển bởi Stanley Schachter und Jerome Singer năm 1962, theo đó con người dò xét môi trường xung quanh bằng các kích thích chính để có thể lý giải tín hiệu cơ thể của mình. Vì thế nghiên cứu này gần đây trở thành phần cố định của các khóa tâm lý học ở các trường ĐH.
Helen Fischer, chuyên gia về quan hệ của ĐH Rutgers cũng thường nói về thí nghiệm này trong các bài giảng của mình, cô cũng nói thêm rằng không dễ gì áp dụng lý thuyết này vào thực tế. Cô kể chuyện về một nam sinh chăm chú ghi chép bài giảng này của cô và sau đó đã mời cô bạn gái mà cậu quý mến từ lâu, không phải đi ăn - theo lối mòn truyền thống - mà đi một chuyến xe kéo đầy hấp dẫn. Khi Helen Fischer hỏi về kết quả của chuyến đi đó thì cậu sinh viên thú nhận rằng tất cả diễn ra hoàn toàn mỹ mãn.
Nguyễn Linh

Nguyễn Linh
Ý kiến của bạn