Khi bị nhiễm trùng, cần phải làm gì?

23-12-2017 11:36 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS -PGS.TS Lê Văn Phủng - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế cho biết, hầu như tất cả mọi người dân đều từng bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó trong cơ thể…Tất cả trường hợp nhiễm trùng đều cần được xét nghiệm để chẩn đoán

Tại hội nghị “Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh” do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức chiều nay, 22-12, PGS.TS Lê Văn Phủng - Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mặc dù các bệnh không lây nhiễm đang tăng nhanh song nhiễm trùng hiện vẫn là loại bệnh có tỷ lệ mắc đứng đầu ở nước ta.

Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,...), nhiễm trùng đường tiêu hóa (viêm thực quản, viêm dạ dày,..), nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận…), hay nhiễm trùng đường sinh dục (giang mai, lậu, sùi mào gà)…



PGS. TS Lê Văn Phủng - Nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế, Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC báo cáo tại hội nghị.

PGS.TS Lê Văn Phủng khẳng định, tính bình quân trong năm, tất cả mọi người dân đều bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó trong cơ thể, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể bị nhiễm trùng.

“Để chẩn đoán bệnh, tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh” – nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế nói.

Dù vậy, PGS.TS Phủng cũng lưu ý, xét nghiệm vi sinh có được thực hiện và thực hiện đúng hay không còn phụ thuộc vào lấy bệnh phẩm có đúng không, cách lấy mẫu ra sao. Ông Phủng nhấn mạnh, hiện nay, để theo dõi và chẩn đoán bệnh, thầy thuốc không chỉ dựa vào các biểu hiện thăm khám “nhìn, sờ, gõ, nghe” mà cần kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng.

Tất cả trường hợp nhiễm trùng đều cần được xét nghiệm để chẩn đoán

Cũng tại hội nghị này, các chuyên gia y tế cho biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó khoảng 2% là u ác tính (ung thư tuyến giáp). Một báo cáo khoa học được trình bày tại hội nghị nêu rõ, bướu giáp nhân (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) là bệnh lý thường gặp nhất của tuyến giáp, với tỷ lệ mắc bệnh tại một số vùng dân cư có thể lên tới 40-60%.

Đáng chú ý, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u tuyến giáp lành tính cao gấp 3 lần so với láp giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ, tỷ lệ mắc bệnh càng cao. U lành tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như: Ho, khó thở, vướng khi nuốt, đau, khối nổi vùng cổ gây mất thẩm mỹ. Hiện có nhiều phương pháp điều trị bướu giáp nhân như nội khoa, phẫu thuật, hay phương pháp mới nhất là đốt sóng cao tần…

ThS.BS Nguyễn Thị Kim Len - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phát biểu khai mạc chương trình.

Toàn cảnh hội nghị


Thanh Loan
Ý kiến của bạn