Hà Nội

Khi bị cảm lạnh, nên hạn chế những loại đồ uống này

15-01-2023 07:07 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Những đồ uống này sẽ không giúp bạn vượt qua cảm lạnh hoặc cúm, một số có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Các chuyên gia y tế cho rằng cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm lành tính. Đường lây do virus truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh.

Có tới hơn 200 loại virus có thể gây bệnh cảm lạnh. Một số người dễ bị cảm lạnh hơn do hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn những người khác.

Thời tiết thay đổi là tác nhân chính khiến virus phát triển mạnh mẽ trong khi hệ miễn dịch của con người chưa kịp thích ứng. Khi cơ thể bị virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ làm việc để chống lại virus và gây các triệu chứng viêm hô hấp, sổ mũi, ho, hắt hơi, có thể kèm theo sốt và đau mỏi toàn thân.

DS. Nguyễn Thu Giang
https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-nen...

Trong thời gian bị cảm lạnh, chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm và đồ uống là rất quan trọng giúp người bệnh chống lại được các triệu chứng bệnh cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa một số biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,...

Theo BSCKI. Tăng Mạnh Hoạt - Bệnh viện Quân y 4, khi gặp các triệu chứng cảm lạnh và cúm, điều quan trọng là phải uống đủ nước. Một cốc trà thảo mộc nóng có tác dụng giải khát và hít thở hơi nước của chúng có thể giúp làm sạch chất nhầy trong xoang.

Tuy nhiên, có một số loại đồ uống người bị cảm lạnh nên hạn chế:

1. Đồ uống thể thao không tốt cho người cảm lạnh

photo-1673063192166

Khí gas và các thành phần khác trong đồ uống thể thao, cũng như các loại nước ngọt có gas có thể khiến bạn thấy khó chịu.

Các loại đồ uống thể thao có thể giúp ích nếu bạn bị mất nước nghiêm trọng, nhưng chúng không thực sự giúp bạn cảm thấy khá hơn với các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Đồ uống thể thao chứa các chất điện giải, cung cấp muối và nước giúp cơ thể bạn hấp thụ chất lỏng, nhưng rất nhiều loại đồ uống thể thao có quá nhiều đường và không đủ chất điện giải để thực sự giúp cơ thể bạn bổ sung chất điện giải cần thiết.

2. Nước trái cây đóng hộp

Nước trái cây có vẻ là một ý tưởng hay, đặc biệt là đối với trẻ em, nhưng giống như đồ uống thể thao, hầu hết đều có thêm đường. Nếu đó là tất cả những gì con bạn muốn uống, hãy cho thêm một ít nước trái cây đóng hộp vào cốc nước lọc thay vì một cốc đầy nước trái cây.

3. Bị cảm lạnh nên kiêng caffeine

Theo BS. Tăng Mạnh Hoạt, cà phê có thể gây mất nước, khiến tình trạng tắc nghẽn mũi xoang trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, một số đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch và chúng có thể hữu ích khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải.

4. Rượu bia và đồ uống có cồn

photo-1673063201277

Hãy cố gắng hạn chế uống rượu khi bạn bị ốm.

Uống rượu làm bạn mất nước và có thể làm cho một số triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, như buồn nôn, đau đầu và đau nhức cơ thể. Rượu cũng có thể khiến cơ thể bạn kém khả năng xử lý các bệnh nhiễm trùng.

BS. Hoạt cho biết, rượu có thể làm mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Do đó, người bị cảm lạnh hoặc đang ốm nên tuyệt đối kiêng rượu và đồ uống có cồn.

Ngay c khi bn ung 8 ly nước mi ngày, ch mt ly rượu cũng có th làm gián đon quá trình hydrat hóa ca bn. Do đó, ung mt vài ly khi bn b cm lnh có th làm gián đon quá trình cha bnh.

Bí quyết phòng bệnh cho những người dễ bị cảm lạnhBí quyết phòng bệnh cho những người dễ bị cảm lạnh

SKĐS - Vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh và khô, nhiều người thường bị cảm lạnh và cảm thấy rất mệt mỏi. Đâu là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa căn bệnh thường gặp này?

Xem thêm video đang được quan tâm

14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?


Thiên Châu
Ý kiến của bạn