Tiếp nối thành công của PMASS 2019 với hơn 550 khách mời tham gia cùng nhiều diễn giả thành công trong ngành Dược, năm nay, sự kiện PMASS 2020 có nhiều đột phá hơn khi có sự xuất hiện không chỉ của các Tổng giám đốc tại những công ty, doanh nghiệp Dược phẩm lớn, mà còn có các CEO tại các công ty truyền thông, quảng cáo nổi tiếng và hơn 800 khách mời tham gia online - offline được tổ chức tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Nữ dược sĩ với đam mê Marketing Dược
Marketing & Sales ngành Dược là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người làm phải biết kết hợp kiến thức về làm Marketing thương hiệu, PR truyền thông với những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực Dược phẩm, dựa trên sự thấu hiểu tâm lý khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để làm Sales hiệu quả. Bởi thế, để làm thành công các Marketer Dược không chỉ cần nền tảng kiến thức vững vàng, tư duy linh hoạt, mà còn cần một cái tâm sáng hướng tới cộng đồng.
Thấu hiểu được điều này, nữ Dược sĩ Lê Phương Dung - CEO M&P Academy, Pharmaco Agency đã cùng các cộng sự của mình thành lập ra sân chơi PMASS - Diễn đàn Marketing And Sales Summit dành riêng cho ngành Dược.
Bà Lê Phương Dung phát biểu khai mạc tại Diễn đàn PMASS 2020
Là Dược sĩ K57 Đại học Dược Hà Nội, bà Lê Phương Dung từng trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các Công ty, tập đoàn Dược phẩm lớn trong và ngoài nước. Với hơn 13 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược, 9 năm đảm nhiệm vị trí quản lý Marketing trong lĩnh vực Dược phẩm từ rất sớm, bà đã là người đặt nền móng cho việc kết nối những kiến thức chuyên ngành Marketing nói chung để ứng dụng vào lĩnh vực Dược. Tại các vị trí quản lý đó, bà đã là người chèo lái con thuyền, và cùng cộng sự mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có những nhãn hàng doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Hiện thực hóa ước mơ nâng tầm cộng đồng Marketing Dược
Sau khi trải qua chặng đường hơn 9 năm vất vả “định danh” trong lĩnh vực Marketing Dược, bà Lê Phương Dung hiểu rõ tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho các thế hệ trẻ để ươm mầm nguồn nhân lực chất lượng, nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh khi ngành Dược ngày càng cạnh tranh khốc liệt trong thời đại chuyển đổi số. Chính vì vậy, bà Lê Phương Dung đã quyết định từ bỏ vị trí Giám đốc Marketing với mức lương vài nghìn đô mà nhiều người mơ ước, để theo đuổi khát vọng riêng khi thành lập Học viện Marketing Y Dược M&P và công ty tư vấn chiến lược Pharmaco.
Bà Lê Phương Dung chụp hình cùng các học viên K9 của Học viện M&P
Sau 2 năm gắn bó với sự nghiệp truyền lửa, bà đã trực tiếp đào tạo và truyền cảm hứng, niềm đam mê Marketing Dược cho hàng nghìn học viên trên toàn quốc. Nhiều học viên sau những khóa học do chính bà đào tạo đã triển khai thành công nhiều nhãn hàng gây tiếng vang trên thị trường dược phẩm.
Còn ở vai trò tư vấn, bà đã cùng Pharmaco triển khai nhiều chiến dịch truyền thông hiệu quả, đem lại sự tăng trưởng doanh số cho các nhãn hàng. Với sự tâm huyết hơn 10 năm trong nghề, mỗi khi nhận trách nhiệm tư vấn cho bất kể nhãn hàng nào, bà cũng đặt sản phẩm trong cái tâm của người làm để làm sao chiếm lĩnh được trái tim khách hàng.
PMASS 2020 và những thành công vang dội tại 2 miền Bắc - Nam
Có thể nói, CEO Lê Phương Dung chính là tấm gương doanh nhân trẻ mang trong mình cái tâm sáng của người Dược sĩ, luôn lan tỏa năng lực tích cực và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng. Điều đó càng được khẳng định rõ nét hơn khi bà cùng cộng đồng Pharmacom đã tổ chức thành công sự kiện PMASS 2020 thành công tốt đẹp tại 2 điểm cầu Hà Nội & TP.HCM vừa qua.
Theo bà Lê Phương Dung: “Ngành Dược vốn là thị trường có tiềm năng phát triển lớn để phát triển lâu dài. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có cộng đồng lớn, duy trì các hoạt động thường niên để xây dựng hệ sinh thái riêng, mà chủ yếu là các cá thể đơn lẻ hay nhóm nhỏ tự phát. Xuất phát từ nhu cầu nội tại cần có một sân chơi thực sự quy mô và đẳng cấp, để không chỉ thành viên trong cộng đồng Pharmaco mà tất cả các nhân sự Marketing & Sales ngành Dược có cơ hội học hỏi, kết nối và đóng góp cho sự phát triển bền vững, lớn mạnh của ngành Dược Việt Nam. Nên tôi cùng các cộng sự đã thực hiện xây dựng một sân chơi lớn mạnh, chuyên biệt cho ngành Dược đó chính là PMASS”.
Vì vậy, tại PMASS với vai trò là Trưởng Ban tổ chức, bà đã mang đến những cảm hứng bất tận với những dấu ấn độc quyền, ngày càng được yêu thích từ những “tín đồ” – nhân sự ngành Dược.
Bà còn cho hay, nhiều doanh nghiệp không có tầm nhìn chiến lược đã cho ra đời ồ ạt các sản phẩm theo trend, tăng trưởng nhanh nhưng suy thoái nhanh, vòng đời thậm chí chỉ tính theo tháng.
Theo đó, nếu như trước kia, chỉ những nhà máy lớn mới đưa ra thị trường được sản phẩm chất lượng, do đầu tư vào những phòng nghiên cứu lớn, nhưng nay trên mạng xã hội giới thiệu những sản phẩm mới nhiều và nhanh, không giữ được giá trị cốt lõi là hiệu quả thực sự của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dẫn đến người tiêu dùng mất niềm tin và quay lưng lại với nhiều sản phẩm, kể cả những sản phẩm đã được khẳng định. Người tiêu dùng cũng không còn tin các mẫu quảng cáo của ngành Dược.
Hình ảnh bà Lê Phương Dung cùng các diễn giả trong 1 phiên thảo luận tại PMASS 2020
Bên cạnh đó, ngành Dược cũng rơi vào khủng hoảng trong kênh phân phối khi chậm thay đổi theo xu hướng chuyển đổi số. Cụ thể, hiện nay người tiêu dùng dần chuyển đổi hành vi mua thuốc online thay vì tại điểm bán khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa kịp thích ứng.
Chưa kể, sự phát triển của chuỗi nhà thuốc lớn, và các sàn thương mại điện tử đã khiến cho các nhà thuốc truyền thống cũng bị tụt giảm doanh số, kéo theo sự suy giảm của cả các DN chỉ phân phối đơn kênh.
Vấn đề thứ ba mà nhiều DN đối diện, theo bà Lê Phương Dung, đó là khủng hoảng nhân sự. Đây là một vấn đề lớn, đã tồn tại nhiều năm trong ngành Dược, khi số lượng dược sĩ ra trường ngày càng tăng, thất nghiệp nhiều, nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao thì vẫn luôn khan hiếm. Dẫn tới tình trạng nhiều DN Dược đang phải để trống nhiều vị trí chủ chốt như giám đốc marketing, giám đốc kinh doanh, quản lý nhãn hàng.
Chưa kể, tình trạng trình dược viên làm nhiều việc, nhảy việc liên tục, khó tối ưu năng suất làm việc của đội sales, cũng là bài toán nan giải với nhiều DN dược phẩm.
Đặc biệt, hiện nay khi các trang mạng xã hội đang siết chặt mẫu quảng cáo khiến cho cho nhiều DN dược phẩm rơi vào thế bế tắc vì chi phí tăng cao, không biết tháo gỡ khó khăn từ đâu để tìm lại đà tăng trưởng.
Để vượt qua cuộc khủng hoảng niềm tin, phát triển bền vững, theo bà Lê Phương Dung, các DN dược phải tìm cách chuyển dịch mô hình, tìm kiếm những giải pháp để vượt qua các vấn đề khủng hoảng mà mỗi công ty đang phải đối mặt.
Đó có thể là chuyển dịch trong chiến lược R&D sản phẩm, hay việc đầu tư công nghệ, phần mềm để quản trị hiệu quả đội ngũ trình dược viên và gia tăng kết nối trực tiếp với hệ thống nhà thuốc, giảm chi phí phân phối trung gian. Hoặc đa dạng kênh truyền thông, sử dụng content sáng tạo để tối ưu chi phí quảng cáo và tạo sự khác biệt, tăng tiếp cận với người tiêu dùng.
Với những nhìn nhận, đánh giá khách quan cùng chiều sâu định hướng về Marketing & Sales ngành Dược, đã giúp bà Dung cùng các cộng sự tạo dựng được một diễn đàn, một sân chơi bổ ích và thú vị như PMASS– 1 sân chơi bổ ích có sức hút đối với các nhân sự đã và đang theo đuổi đam mê trong ngành Dược mỹ phẩm.