Khánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt Nam

16-04-2025 14:16 | Xã hội
google news

SKĐS - Công trình đập Sabo giảm thiểu rủi ro gây ra bởi sạt lở, lũ quét, phòng chống lũ bùn đá ở Sơn La được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 1 trường mầm non, 1 nhà văn hóa ở phía bờ trái hạ lưu đập.

Mưa lớn, cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở Kon Tum và Lâm ĐồngMưa lớn, cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở Kon Tum và Lâm Đồng

SKĐS - Cảnh báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Ngày 16/4, tại Bản Piệng, Xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức lễ khánh thành công trình đập Sabo đầu tiên của Việt Nam.

Khánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 2.

Các đại biểu cắt băng khánh thành đập Sabo lưu vực Nặm Păm.

Công trình nằm trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc" sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Đập Sabo là một trong những giải pháp công trình hiệu quả nhất, thường được xây dựng tại thượng lưu những sông có độ dốc lớn và tốc độ dòng chảy cao; giúp giữ lại bùn đá, gỗ trôi và ngăn ngừa thiệt hại ở khu vực hạ lưu.

Khánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai. Ảnh: Bình Minh

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; Giám đốc dự án đã nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa, hiệu quả của đập SABO trong việc giảm thiểu rủi ro do lũ quét, lũ bùn đá gây ra. Bày tỏ mong muốn Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng một hệ thống gồm nhiều đập SABO hoàn chỉnh trên một lưu vực nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Đập Sabo. Hệ thống này cũng sẽ được xem là mô hình mẫu để Chính phủ Việt Nam đánh giá hiệu quả, từ đó xem xét, huy động nguồn lực để đầu tư nhân rộng công trình đập SABO tại các khu vực khác có rủi ro tương tự.

Khánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 4.

Công trình đập Sabo đầu tiên của Việt Nam tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Bình Minh

Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có thể được coi là "mô hình trực quan", mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Đập được xây dựng từ tháng 9/2024 và hoàn thành vào tháng 03/2025. Đập có quy mô: Chiều dài 61m; Chiều cao: đỉnh vai đập 9,0m, tràn 6,0m; Chiều rộng: đỉnh đập 3,0m, đáy 6,6m; Số lượng khe hở: 6, độ rộng khe hở 2,0m. Công trình này được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 1 trường mầm non, 1 nhà văn hóa ở phía bờ trái hạ lưu đập.

Theo ông Kobayashi Yosuke, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, JICA đã chú tâm tới sạt lở, lũ quét ở các vùng núi phía Bắc của Việt Nam trong nhiều năm. Tại những khu vực này, sạt lở, lũ quét do mưa lớn cực đoan thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn.

"Đập Sabo là một trong những giải pháp công trình hiệu quả nhất giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai sạt lở, lũ quét. Công trình này có thể thu giữ trầm tích của dòng lũ như bùn đá, gỗ trôi và phòng ngừa thiệt hại ở khu vực hạ lưu, không chỉ cho khu vực dân cư địa phương gần đập, mà còn cả thị trấn Ít Ong", ông Kobayashi Yosuke cho hay.

Những khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở miền TrungNhững khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở miền Trung

SKĐS - Mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp khi có nơi hứng lượng mưa lên đến gần 400mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực.


Tô Hội
Ý kiến của bạn