1.Mối liên quan giữa Kháng thể và hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra để giúp chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh trong tương lai.
Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu để chống lại nó. Hệ thống miễn dịch cũng có thể học cách tạo ra kháng thể một cách an toàn thông qua tiêm chủng. Khi bạn có kháng thể chống lại một căn bệnh cụ thể, chúng sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi căn bệnh đó. Ngay cả khi bạn bị bệnh, việc có các kháng thể có thể bảo vệ bạn khỏi bị ốm nặng vì cơ thể bạn đã có một số ‘kinh nghiệm’ trong việc chống lại căn bệnh này.
Sự bảo vệ này kéo dài bao lâu có thể khác nhau đối với từng bệnh, từng người hoặc do các yếu tố ảnh hưởng khác. Kháng thể chỉ là một phần trong phản ứng miễn dịch.
Đối với nhiều bệnh, bao gồm cả mắc COVID-19, các kháng thể dự kiến sẽ giảm hoặc "mất dần" theo thời gian.
Kháng thể được hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại nhiễm trùng trong tương lai.
2. Kháng thể được tạo ra khi nhiễm COVID-19 hoặc những người được chủng ngừa
Các kháng thể đối với SARS-CoV-2 (loại virus gây ra COVID-19), có thể được phát hiện trong máu của những người đã khỏi bệnh sau mắc COVID-19 hoặc những người đã được chủng ngừa COVID-19.
Tuy nhiên, tiêm vaccine an toàn hơn là để nhiễm COVID-19 và tiêm vaccine chống lại COVID-19 được khuyến khích cho tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên. Nếu đã mắc COVID-19, thì việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ làm tăng phản ứng kháng thể của cơ thể, giúp cải thiện khả năng bảo vệ của cơ thể.
Điều quan trọng cần nhớ, một số người có kháng thể với SARS-CoV-2 có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng (nhiễm trùng đột phá) vì không có vaccine nào có hiệu quả 100%. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng, ốm nặng, nhập viện và tử vong đối với những người được tiêm chủng đều thấp hơn nhiều so với những người không được tiêm chủng.
3. Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp bảo vệ trẻ em trước COVID-19
Mặc dù bệnh nặng do nhiễm COVID-19 cấp tính ít xảy ra hơn ở trẻ em so với người lớn, nhưng trẻ em vẫn có thể phải nhập viện và thậm chí cần được chăm sóc cấp ICU do nhiễm COVID-19.
Một tỷ lệ trẻ em nhiễm COVID-19 có thể tiếp tục phát triển hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Mặc dù có thể điều trị được và hiếm gặp, nhưng khoảng một phần ba trẻ em nhập viện với MIS-C sẽ yêu cầu chăm sóc ICU.
Cách tốt nhất để bảo vệ bổ sung cho trẻ là tiêm vaccine.
Một nghiên cứu ở Mỹ được thực hiện vào năm 2021 cho thấy vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng nghiêm trọng này ở thanh thiếu niên được tiêm chủng (từ 12 đến 18 tuổi). Nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những thanh niên nhập viện do MIS-C, phần lớn là chưa được tiêm chủng. Dữ liệu này báo hiệu tốt cho việc phòng ngừa MIS-C ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được tiêm chủng mà các nghiên cứu khẳng định đang được tiến hành.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ còn cho thấy, đối với trẻ em mắc COVID-19, một số lượng kháng thể tự nhiên tồn tại ít nhất sáu tháng, nhưng vẫn chưa biết ngưỡng bảo vệ tuyệt đối. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ bổ sung cho trẻ là tiêm vaccine. Vì vậy, hãy cho trẻ tiêm phòng vaccine COVID-19 nếu đủ điều kiện.
Mời độc giả xem thêm video:
Chính phủ chỉ đạo xem xét cấp giấy lưu hành vaccine nội địa Nanocovax | SKĐS