Hà Nội

Kháng thể đơn dòng - Cách tiếp cận mới trong ngăn ngừa bệnh sốt rét

02-05-2024 11:55 | Thông tin dược học

SKĐS - Thử nghiệm kháng thể đơn dòng bảo vệ ngăn ngừa bệnh sốt rét ở trẻ em tại Mali, châu Phi. Thử nghiệm lâm sàng đã tiến tới giai đoạn 2 cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm bệnh sốt rét.

Thử nghiệm kháng thể đơn dòng liên kết và vô hiệu hóa “thoa trùng”- dạng ký sinh trùng sốt rét lây truyền qua muỗi xâm nhập vào gan để bắt đầu lây nhiễm.

Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, tiêm một liều kháng thể đơn dòng thử nghiệm sốt rét có hiệu quả tới 77% bảo vệ trẻ em khỏi bệnh sốt rét ở Mali trong khoảng thời gian là 6 tháng. Thử nghiệm đã đánh giá một kháng thể đơn dòng đang được triển khai nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và kết quả đã được công bố trên Tạp chí Y học New England.

Tiến sĩ Jeanne Marrazzo, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) cho biết: “Một kháng thể đơn dòng hiệu quả lâu dài được cung cấp trong một lần khám sức khỏe giúp cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh sốt rét ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, điều này góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

Thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả với hai liều, trong đó 19% ở nhóm dùng liều 300mg và 28% ở nhóm dùng liều 150mg phát triển bệnh sốt rét đã xuất hiện triệu chứng, mang lại hiệu quả bảo vệ khỏi bệnh sốt rét lần lượt là 77% và 67%. Trong số trẻ em dùng giả dược, 81% bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum và 59% mắc bệnh sốt rét đã xuất hiện triệu chứng ở một nghiên cứu trong 6 tháng. Các tác giả lưu ý rằng ngay trong thử nghiệm đầu tiên đã chứng minh một liều kháng thể đơn dòng được tiêm dưới da có thể bảo vệ ở mức độ cao chống lại bệnh sốt rét ở trẻ em trong vùng sốt rét lưu hành.

Kháng thể đơn dòng - Cách tiếp cận mới trong ngăn ngừa bệnh sốt rét- Ảnh 1.

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2022, ước tính trên toàn cầu ký sinh trùng P. falciparum được truyền sang người qua vết muỗi đốt gây ra gần 250 triệu ca sốt rét, hơn 600.000 ca tử vong do sốt rét. Hầu hết các ca sốt rét và tử vong là trẻ em ở châu Phi.

Vào năm 2020, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Vaccine của NIAID công bố họ đã phân lập được kháng thể này từ một tình nguyện viên đã được tiêm thử nghiệm vaccine sốt rét. Kháng thể đã được thay đổi bằng một đột biến giúp kéo dài hiệu quả trong máu sau khi sử dụng.

Thử nghiệm ở Mali có hai giai đoạn, bước đầu đánh giá độ an toàn ở người lớn và trẻ em, sau đó thử nghiệm hiệu quả lâm sàng lớn hơn với 225 trẻ em. Thử nghiệm về hiệu quả của kháng thể đã diễn ra từ tháng 7/2022 đến tháng 1/2023, bao gồm trẻ em khỏe mạnh từ 6 đến 10 tuổi, 75 trẻ trong số đó nhận được liều 300mg, 75 trẻ dùng liều 150mg và 75 trẻ trong nhóm tham gia dùng giả dược.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phát triển thử nghiệm lâm sàng kháng thể, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao khác như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ nhập viện vì thiếu máu nặng và phụ nữ mang thai.

Mời bạn đọc xem thêm:

10 lời khuyên phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét10 lời khuyên phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét

SKĐS - Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, dễ lây truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi...

WHO khuyến nghị vaccine thứ hai phòng sốt rétWHO khuyến nghị vaccine thứ hai phòng sốt rét

SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khuyến nghị một loại vaccine mới là R21/Matrix-M, để phòng ngừa bệnh sốt rét ở trẻ em.

Hoàng Yến
Ý kiến của bạn