Khám thận như thế nào? Lời khuyên kiểm soát bệnh hiệu quả

08-11-2023 10:00 | Y học 360
google news

Khám thận là một trong những bước quan trọng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến thận - tiết niệu. Quy trình khám thận cần chuẩn bị gì, khám thận bằng cách nào? Sau khi nhận chẩn đoán mắc bệnh thận, suy thận phải làm sao? Đây đều là những thông tin mà nhiều người tò mò.

Nên đi khám thận khi có biểu hiện nào?

Dù đã được khuyến cáo nên đi khám tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhưng trong cuộc sống bận rộn không phải ai cũng có đủ thời gian hay chi phí đi thăm khám. Điều này dẫn đến việc khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, khó chữa. Để được điều trị kịp thời, khi có những dấu hiệu sau bạn nên lập tức đi khám thận để chẩn đoán chính xác:

   - Cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu, bí tiểu, tiểu ra mủ.

   - Nước tiểu có màu lạ, mùi lạ.

   - Nóng rát vùng kín khi đi tiểu.

   - Đau và mỏi vùng thắt lưng.

   - Bụng dưới đau, cơ thể hay ớn lạnh.

Khám thận như thế nào? Lời khuyên kiểm soát bệnh hiệu quả - Ảnh 1.

Nên đi khám thận khi thấy nước tiểu có màu, mùi lạ

Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám thận?

Trước khi đi khám thận, cần chú ý những điều sau đây để tiết kiệm thời gian và kết quả khám bệnh được chính xác nhất:

   - Mang theo giấy tờ kết quả khám bệnh, xét nghiệm, phim chụp và đơn thuốc cũ. Chú ý mang theo đơn thuốc cũ để thay đổi thuốc hoặc tăng liều trong trường hợp không đáp ứng thuốc.

   - Nhịn tiểu, nhịn ăn nếu bác sĩ có yêu cầu.

   - Trước giờ đi khám, không sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích.

   - Chủ động về thời gian cũng như chuẩn bị chi phí đi khám.

Khám thận như thế nào?

Khám thận gồm có 2 bước là khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Trước khi đi khám, hãy nhớ:

   - Mang theo bệnh án, giấy tờ từng khám trước đó nếu có.

   - Nhịn ăn hoặc nhịn tiểu trong trường hợp được bác sĩ yêu cầu.

   - Giữ tâm lý thoải mái.

   - Không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trước giờ đi khám.

   - Chuẩn bị chi phí,

Khám lâm sàng

Sau khi mô tả triệu chứng thường gặp gần đây, bạn sẽ được thực hiện thăm khám thận gồm có 4 bước là nhìn, sờ, gõ, nghe. Người bệnh được yêu cầu nằm ngửa, kê gối đầu, 2 tay xuôi 2 bên hoặc trước ngực để hở vùng bụng và che chắn các phần khác.

Khám thận như thế nào? Lời khuyên kiểm soát bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Bác sĩ hỏi triệu chứng gần đây trước khi vào khám thận

Các xét nghiệm cận lâm sàng

   - Khi đã nắm được tiền sử, phán đoán những dấu hiệu của bệnh thận, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện để sàng lọc gồm: Siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp cắt lớp vi tính…. Cụ thể:Xét nghiệm sinh hóa máu - xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Xét nghiệm ure máu; xét nghiệm creatinin huyết thanh; điện giải đồ; xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan; xét nghiệm acid uric trong máu; xét nghiệm protein toàn phần huyết tương, albumin huyết thanh; tổng phân tích tế bào máu,…

   - Xét nghiệm nước tiểu đánh giá chức năng thận: Tổng phân tích nước tiểu; xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h; chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng; chụp CT Scan; xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ),…

Lời khuyên để hỗ trợ kiểm soát bệnh thận, suy thận hiệu quả

Sau khi nhận chẩn đoán mắc bệnh về thận, suy thận, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

   - Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin; Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm, photpho, kali và natri (muối) trong chế độ ăn. Bổ sung đủ lượng chất lỏng: Trong giai đoạn đầu, người bệnh không cần hạn chế lượng nước uống. Tuy nhiên, khi tình trạng chuyển biến nặng và xuất hiện triệu chứng phù, người bệnh nên hạn chế lượng chất lỏng tiêu thụ.

   - Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày với các động tác như đi bộ, yoga, đạp xe, chạy bộ,... giúp cải thiện chức năng thận và kiểm soát huyết áp.

   - Ngừng hút thuốc giúp giảm tình trạng thiếu máu tại thận, từ đó tăng cường chức năng thận.

   - Sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Để hỗ trợ cho người bị suy thận, chức năng thận kém bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Khám thận như thế nào? Lời khuyên kiểm soát bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Ích Thận Vương giúp hỗ trợ bổ thận, lợi tiểu

Ngoài ra, sản phẩm Ích Thận Vương còn có sự kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ giúp hỗ trợ bổ thận, giảm các biểu hiện phù thũng, đái rắt...

Năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã công bố khảo sát tỷ lệ người dùng hài lòng với sản phẩm Ích Thận Vương lên đến 92,9%.

Ích Thận Vương đã được khẳng định chất lượng và hiệu quả qua Hội thảo "Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị suy thận mạn" (năm 2010 tại TP.HCM) và Hội thảo "Chiến lược điều trị suy thận mạn" (năm 2020 tại Thái Bình) với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ ngành thận tiết niệu.

Trên đây là những thông tin về quy trình khám thận và lời khuyên cải thiện bệnh hiệu quả. Hãy sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương hỗ trợ cải thiện triệu chứng suy thận càng sớm càng tốt nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc



Khánh Vy
Ý kiến của bạn